Sau khi giá xăng được điều chỉnh tăng thêm 2.000 đồng/lít, giá cả nhiều hàng hóa, nhất là tại các chợ lại được phen "té nước theo mưa".
|
Chiều 30-3, tại cuộc họp báo thường kỳ do Văn phòng Chính phủ tổ chức, ông Nguyễn Tiến Thỏa - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết việc điều chỉnh giá xăng, dầu lần này là bất khả kháng và không thể chậm trễ được nữa.
|
Cước vận tải sẽ tăng thêm 8%-20%. Tại Bến xe Miền Đông (TP.HCM), trong đợt lễ 30-4 và 1-5, các hãng đã dự tính tăng giá vé lên khoảng 40% hoặc hơn.
|
Tình trạng khan hiếm xăng dầu diễn ra ở các tỉnh, thành ĐBSCL trong những ngày qua đã đột ngột biến mất ngay sau khi giá xăng dầu tăng từ tối 29.3. Các cây xăng đều mở cửa bán xăng, dầu xả cửa, có nơi còn giảm giá để kéo khách cũ đến mua hàng.
|
Đến 29/3, nhiều nông dân ở An Giang vẫn không thể mua được xăng dầu phục vụ thu hoạch lúa.
|
Số liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy, chi tiêu tiêu dùng tăng nhanh trong tháng hai, nhưng phần lớn nguyên nhân là do giá dầu tăng vọt. Các nhà phân tích cho rằng, giá dầu cao, giá hàng hóa leo thang, đặc biệt là lạm phát Trung Quốc là “cơn gió ngược chiều” mà tăng trưởng kinh tế Mỹ thậm chí ngay cả kinh tế thế giới phải đối mặt.
|
|
Bộ Tài chính tối nay bất ngờ quyết định tăng giá bán lẻ các loại xăng dầu thêm 2.000-2.800 đồng một lít, áp dụng từ 22h ngày 29/3.
|
Nông dân không đủ xăng dầu để sản xuất, ngư dân cam chịu nằm bờ vì hết dầu ra khơi là vấn đề thời sự nhức nhối ở ĐBSCL hiện nay khi hàng loạt cửa hàng xăng dầu đang hạn chế bán ra.
|
Ngày 28-3, tại một số nơi như Kiên Giang ngư dân đã mua được dầu, nhưng tại một số huyện biên giới của tỉnh Long An, Đồng Tháp... tình trạng bán xăng dầu nhỏ giọt vẫn tiếp diễn.
|