Wednesday, 30/10/2024
Đề xuất quỹ bình ổn giá điện?
9/28/2010 8:46:00 AMTin trong nước

Theo dự thảo của Bộ Công thương về việc xây dựng giá điện theo cơ chế thị trường, Bộ này có đưa ra đề xuất sẽ lập quỹ bình ổn giá điện. Theo đó, giá điện sẽ được điều chỉnh như giá xăng dầu.

Quỹ bình ổn giá điện chỉ mang tính tạm thời
Theo dự thảo, để đảm bảo giá điện không tăng đột biến, đơn vị bán buôn điện có nghĩa vụ trích lập quỹ bình ổn giá để bình ổn giá điện. Quỹ được lập khi giá điện tiệm cận giá thị trường; được lập tại doanh nghiệp, hạch toán riêng và  chỉ sử dụng vào mục đích bình ổn giá. Bộ Công thương và Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng nguồn quỹ này. Quỹ này được sử dụng khi các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân tính toán quý tăng trên 10% so với giá điện bình quân cơ sở quý hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Thủ tướng Chính phủ sẽ công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá thông qua cơ chế bình ổn giá và theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu quỹ có theo “vết xe đổ” của quỹ bình ổn giá xăng hay không? Bởi quỹ bình ổn giá xăng dầu đã ra đời  được hơn 2 năm nhưng không thực sự đạt được hiệu quả cao. Theo ông Vũ Đình Ánh - Viện phó Viện Nghiên cứu giá cả Trung ương, “Quỹ bình ổn giá xăng dầu” phải có tác dụng bình ổn và hoàn vốn cho doanh nghiệp khi giá cả thế giới biến động. Tuy nhiên, giá xăng dầu trên thế giới khi tăng thì giá xăng dầu trong nước cũng tăng theo, nhưng khi giảm thì giá trong nước vẫn không “đả động” gì tới chuyện đó. Và người dân vẫn phải bỏ tiền túi ra để trả tiền cho doanh nghiệp lấy vốn đầu tư. Như vậy là quỹ này hoạt động không hiệu quả. “Tôi nghĩ quỹ này nếu ra đời sẽ  lại đi theo mô hình của quỹ bình ổn xăng dầu”.

Theo ông Ánh, quỹ bình ổn giá điện nếu ra đời trước hết phải trả lời được câu hỏi: Để phục vụ ai, làm gì, trong khi điện không phải là mặt hàng có thể dự trữ như xăng, dầu (?).

Còn theo ông Trần Đình Long – Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, quỹ bình ổn giá để bình ổn giá điện sẽ thu từ đâu? Sử dụng vào mục đích gì? Về bản chất, quỹ này chỉ giải quyết những biến động tạm thời không thể mang tính lâu dài. Vì vậy, không thể dựa vào quỹ này để bình ổn giá điện. Quan trọng là về lâu dài, khi thị trường điện cạnh tranh ra đời, các doanh nghiệp phải biết cách cân bằng cung - cầu.

“Điện” vẫn độc quyền làm sao có cạnh tranh?
Lại nói đến vấn đề thị trường điện cạnh tranh, theo ông Long, khi thị trường này ra đời, thế độc quyền của ngành điện cần phải loại bỏ. Hiện nay, Chính phủ đang thực thi các bước để tái cơ cấu ngành điện, trong đó việc thiết lập công ty mua bán, truyền tải điện hoạt động độc lập cũng là một cách để giúp thị trường này hoạt động minh bạch.

Nhưng liệu thị trường này có thực sự hoạt động được hay không? TS Vũ Đình Ánh cho rằng, muốn có điện cạnh tranh đương nhiên cần đi theo lộ trình và cần phải tách bạch được 4 khâu: Cung ứng, truyền tải, phân phối, sử dụng. Trong khâu cung ứng, rõ ràng EVN đang quá độc quyền khi nắm giữ 60% khâu truyền tải, cung ứng và phân phối điện. EVN đang được quyền tự mua, tự đặt giá và kiêm luôn phân phối. “Vậy thì cạnh tranh ở chỗ nào?”.

Theo ông Ánh, ngay từ đầu, việc thiết kế tổng thầu nguồn điện của EVN đã sai lầm. EVN cứ mong chờ từ các nhà thầu Trung Quốc giá rẻ Trung Quốc. Để rồi nhiều dự án chậm tiến độ. Nguyên nhân thiếu điện cũng là vì thế, còn đổ tại giá điện thấp là quá khiên cưỡng.

Đồng tình với ý kiến trên, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) Phạm Mạnh Thắng cho rằng, Việt Nam chưa có thị trường điện cạnh tranh đúng nghĩa, bởi lẽ EVN vẫn “nắm đằng chuôi” khi đang quản lý hầu hết các nhà máy thủy điện lớn. Thêm nữa, hệ thống truyền tải vẫn do Tập đoàn này độc quyền nắm giữ. Trong khi đó, nếu cạnh tranh về giá thì EVN sẽ thắng tuyệt đối do phần lớn các nhà máy thủy điện của EVN đã hết khấu hao. “Với giá bán điện “nội bộ” dao động trong khoảng 180 đồng đến 200 đồng/kWh, thì khó có doanh nghiệp nào khác ngoài ngành điện có thể cạnh tranh được”. “Nếu cứ để một người vừa sản xuất lại vừa mua, vừa có quyền điều độ, mua của ai nhiều, mua ai ít thì sẽ khó cho sự cạnh tranh trên thị trường”, Cục trưởng Thắng nói.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.410
Xăng RON 95 - III
20.890
Xăng E5 RON 92 - II
19.690
Dầu DO 0,05S 18.050
Dầu DO 0,001S - V 18.310

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 24/10/2024

Giá dầu thô Brent