Wednesday, 30/10/2024
Giá cả cuối năm biến động khó lường
9/7/2010 8:50:00 AMTin trong nước

Ngày 6.9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã chủ trì cuộc giao ban trực tuyến đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm và bàn biện pháp thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh cả năm 2010, đặc biệt là 4 tháng cuối năm.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thẳng thắn lưu ý các doanh nghiệp cần hết sức tập trung cho sản xuất, chú trọng khâu lưu thông và kiểm soát giá cả, không để thị trường “té nước theo mưa”, nhằm kiềm chế giá cả tăng cao vào dịp cuối năm.  

Vẫn có dấu hiệu tăng giá bất hợp lý

Theo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 8 tháng đầu năm, hoạt động XNK và lưu thông hàng hoá trên thị trường trong nước đã đạt mục tiêu đề ra. Kim ngạch XK 8 tháng đầu năm đạt 44,85 tỉ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, mức nhập siêu 8 tháng đã được kiềm chế ở mức đạt 7,7 tỉ USD, bằng 17,3% kim ngạch XK (riêng tháng 8, nhập siêu đạt mức 500 triệu USD. Cân đối cung cầu các mặt hàng trong nước được giữ vững, tổng mức lưu chuyển hàng hoá dịch vụ thị trường trong nước 8 tháng đầu năm tăng trưởng 26%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì mức lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ tăng trưởng từ 15-16%.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá, nhiều khả năng cả năm nay, nếu ngành công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, từ nay đến cuối năm mỗi tháng tăng trưởng sản xuất công nghiệp khoảng 13,5-14%, thì sẽ đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, dự kiến đạt mức tăng GDP cả năm từ 6,5-6,7% (mục tiêu Quốc hội đề ra là 6,5% GDP) và kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng dưới 7% là hoàn toàn hiện thực.

Tuy nhiên, vẫn theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, 4 tháng cuối năm là thời điểm theo quy luật, giá cả hàng hoá thường có những biến động khó lường. Các DN bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh để đảm bảo cung ứng nhu cầu thị trường, song phải đặc biệt chú trọng khâu lưu thông, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, Nhà nước cần phải có sự giám sát về giá cả để đảm bảo giá bán đến người sử dụng không bị các tầng lớp trung gian đẩy giá lên cao bất hợp lý.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, để bình ổn thị trường, các DN sản xuất phải đặc biệt chú trọng tới các đầu mối bán lẻ, Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho Sở Công Thương và chi cục quản lý thị trường các địa phương phải chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát chặt chẽ, không để tư thương lợi dụng tăng giá bất hợp lý.

Các DN phải đặc biệt chú trọng khâu lưu thông, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu.
Các DN phải đặc biệt chú trọng khâu lưu thông, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu.

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất

Bà Đặng Thị Huyền - Phó TGĐ TCty Xăng dầu VN (Petrolimex) - doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính cân đối mặt hàng xăng dầu trong nước cho biết: 8 tháng đầu năm chỉ riêng việc chênh lệch tỉ giá USD/VND mà TCty này đã buộc phải chi phí tăng hơn 380 tỉ đồng. Cùng với nó là không cân đối được ngoại tệ NK, buộc DN phải tiếp tục vay ngoại tệ đảm bảo kinh doanh làm phát sinh lãi vay cao. Trong những tháng mùa khô thiếu điện, hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng dầu còn phải phát sinh 200 tỉ đồng chạy máy phát điện diesel làm phát sinh chi phí. Đây là những khó khăn khiến đầu ra của DN phụ trội.

Nêu những khó khăn của ngành than, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó TGĐ TKV - cho biết, giá than cho điện và các ngành sản xuất kinh doanh khác đang tạo ra cơ chế 2 giá. Về lâu dài cần xây dựng lộ trình giá theo cơ chế thị trường để ngành than có tích luỹ đầu tư các mỏ mới, đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước. "Hiện đang có tình trạng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn làm nhiệt điện, nhưng lại chỉ trông vào nguồn than trong nước do giá thấp nhằm được hưởng ưu đãi", ông Hùng nói. Theo tính toán của ngành này, trong năm 2012, dự kiến chưa phải NK than do nhiều dự án điện trong quy hoạch điện 6 chậm tiến độ đi vào hoạt động, song việc đầu tư thăm dò, khai thác mỏ, đặc biệt thăm dò bể than Đồng bằng sông Hồng cần phải được hoạch định ngay từ bây giờ.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: Chủ trương của Chính phủ là tập trung cao độ thúc đẩy sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho những DN XK, nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu; đồng thời đẩy mạnh đầu tư để tạo đà tăng trưởng cho các năm tiếp theo. Đối với giá điện và giá than bán cho điện, Chính phủ đã thống nhất lộ trình thực hiện, đảm bảo giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Chính phủ đã giao Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cùng Tập đoàn CN Than - Khoáng sản VN xây dựng lộ trình giá than cho điện phù hợp, đảm bảo cho ngành than có lợi nhuận hợp lý, phù hợp với lộ trình giá điện theo cơ chế thị trường, báo cáo Chính phủ để phê duyệt áp dụng trong năm 2011.   

Bộ Công Thương cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất với kiến nghị của Bộ Công Thương về không bổ sung quy hoạch đối với các ngành thép, ximăng do cân đối cung - cầu lĩnh vực đã dư thừa. Bộ Công Thương cho biết, vừa qua quá trình phân cấp cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án thép, ximăng tại các địa phương đã dẫn đến tình trạng phá vỡ quy hoạch ngành. Tới đây, Chính phủ vẫn chủ trương duy trì cơ chế phân cấp, song các địa phương phải lưu ý hơn đến việc cấp phép theo quy hoạch ngành đã được duyệt. Những dự án ngoài quy hoạch 2 ngành này sẽ không được bổ sung để hạn chế tình trạng nguồn cung vượt quá xa so với cầu, gây lãng phí và phát sinh nhiều hệ lụy.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.410
Xăng RON 95 - III
20.890
Xăng E5 RON 92 - II
19.690
Dầu DO 0,05S 18.050
Dầu DO 0,001S - V 18.310

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 24/10/2024

Giá dầu thô Brent