Theo Bộ Tài chính: Giá xăng, dầu trên thị trường thế giới bình quân 30 ngày gần đây (tính từ ngày 29/7-27/8) tiếp tục tăng so với bình quân 30 ngày trước đó, trong đó mặt hàng xăng tăng 13,24%, mặt hàng dầu diesel 0,05S tăng 8,66%, dầu hỏa tăng 9,59%, dầu mazut tăng 8,01%. Cũng theo cách tính 30 ngày này (tính dựa trên giá nhập khẩu và thuế, phí, các chi phí kinh doanh) đang cao hơn giá bán lẻ trong nước khoảng 700-1.500 đ/lít xăng dầu. Số liệu cụ thể như sau:
Với mức tăng như vậy, thời gian qua, một số DN xăng dầu đã đề xuất tăng gia xăng dầu với mức tăng khoảng 1.200 đ/lít xăng. Tuy nhiên, Liên Bộ Tài chính – Công Thương đã khống chế mức tăng chỉ bằng 50% mức đề xuất tăng. Phần còn lại sẽ được bù giá từ Quỹ bình ổn giá.
|
Với thắc mắc tại sao không giảm thuế nhập khẩu xăng dầu hoặc giảm mức trích quỹ bình ổn thay vì tăng giá, ông Thỏa cho biết: Việc điều hành thị trường xăng dầu lúc này vẫn nhất quán nguyên tắc chia sẻ lợi ích Nhà nước, DN và người tiêu dùng. Mức thuế hiện nay vẫn thấp hơn nhiều so với barem. Bên cạnh đó, vấn đề thuế nhập khẩu còn liên quan đến cam kết với các DN nước ngoài trong đầu tư các nhà máy lọc dầu với mức tối thiểu là 7% nên Bộ Tài chính đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để đề nghị tạm giữ thuế như hiện nay. “Tuy nhiên, nếu giá thế giới tiếp tục tăng, diễn biến xấu, bất lợi thì chúng tôi sẽ sử dụng đồng bộ các giải pháp điều hành thị trường xăng dầu trong nước theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và phù hợp với quy định của Nghị định số 84/2009/NĐ-CP”.
Bên cạnh đó, về vấn đề trích lập Quỹ bình ổn giá, ông Thỏa cho hay: Trong hai năm 2010, 2011, đặc biệt trong năm 2010, Quỹ bình ổn giá hầu như không được trích lập vì giá thế giới tăng quá mạnh. Từ tháng 5/2012, khi giá thế giới giảm mới có cơ hội tăng thu trở lại các nguồn lực này cho xăng dầu. Với mức trích quỹ 300 đ/lít, nếu bây giờ không trích thì sau này sẽ không có nguồn để sử dụng bù ra, để mức tăng giá thấp hơn. Bên cạnh đó, nguồn lực quỹ đã sử dụng hết để bình ổn vào năm 2011 và đầu năm 2012 nên quỹ ở một số DN hiện nay vẫn đang âm. Do đó cần trích lập để bù lại số âm này. Tính đến thời điểm này, số dư Quỹ bình ổn giá mới được 500 tỷ đồng.
Riêng về lo ngại DN được quyền định giá sẽ dẫn đến việc DN tự ý tăng giá, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, ông Thỏa khẳng định: Mặc dù đã trao quyền định giá cho DN nhưng DN chỉ được điều chỉnh giá trong biên độ. Khi muốn điều chỉnh giá, DN phải đăng ký với liên Bộ và tuân theo giá cả tần suất như tính giá bình quân 30 ngày. Trao quyền định giá cho DN không có nghĩa là Nhà nước “buông” giá xăng dầu. Việc tăng giá xăng dầu luôn phải đảm bảo đủ cung ứng cho thị trường, giá cả hợp lý.
Cụ thể, Nghị định 84/NĐ-CP đã quy định rõ: Nếu giá cơ sở tăng 7% so với giá bán lẻ, DN được quyền quyết định giá. Nếu mức tăng này ở mức 7-12%, DN được tăng 60%, 40% còn lại bù từ Quỹ bình ổn. Nếu mức tăng trên 12%, Nhà nước sẽ can thiệp./.
Xăng tăng 650 đồng/lít từ tối 28/8
Sau khi nhận được quyết định đồng ý cho phép tăng giá xăng dầu của Liên bộ Tài chính – Công Thương, giá xăng dầu của một số DN đã bắt đầu tăng từ 18h tối nay. Cụ thể, Công ty Saigon Petro đã quyết định tăng 650 đ/lít xăng; 300 đ/lít dầu diesel, 450 đ/lít dầu hỏa.
Từ 18h30, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng quyết định tăng giá xăng dầu với mức điều chỉnh tương tự (dầu mazut không tăng). Cụ thể như sau:
Công ty Xăng dầu Quân đội có mức tăng tương tự với Petrolimex, riêng dầu mazut tăng 70 đ/kg.
|