Cụ thể, Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro), Công ty TNHH Một thành viên Thương mại dầu khí Đồng Tháp, Tổng Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ.
Theo ông Thỏa, các doanh nghiệp (DN) đều căn cứ công thức tính giá theo Nghị định 84 của Chính phủ và tính xăng dầu ở mức khoảng 1.200-1.300 đồng/lit. Các DN tính toán ở mức khác nhau là do có chi phí vận chuyển hàng từ nước ngoài về và bảo hiểm khác nhau nên có mức chênh lệch.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu các DN thực hiện theo quy định của Nghị định 84, tức là giá cơ sở tăng cao hơn giá hiện hành trong vòng 7% thì DN được quyền quyết định giá. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, Bộ tài chính cũng có cân nhắc các biện pháp.
Cục trưởng Cục quản lý giá cũng cho biết, trong đợt tăng giá xăng dầu vừa rồi do tăng trong biên độ nhất định nên Bộ tài chính cho phép các DN sử dụng quỹ bình ổn giá 300 đồng/lít xăng để giá bán không tăng cao. Đáng lẽ đợt vừa rồi giá xăng dầu tăng 1.400 đồng/lít nhưng sử dụng quỹ bình ổn nên chỉ điều chỉnh tăng 1.100 đồng/lít. Đợt này nếu có tiếp tục để DN điều chỉnh giá dựa vào biến động của giá xăng dầu thế giới sẽ xem xét việc sử dụng quỹ bình ổn giá và một số biện pháp khác hỗ trợ khi giá xăng dầu tăng quá cao, tác động bất lợi đến sản xuất, đời sống.
"Bộ Tài chính sẽ xem xét một cách kỹ lưỡng tính toán của các DN để có biện pháp xử lý phù hợp", ông Thỏa khẳng định.