Bộ Tài chính: “Điều hành xăng dầu vẫn là giải pháp tình thế”
7/6/2012 8:08:00 AMTin trong nước

Chủ trì buổi họp báo do bộ Tài chính tổ chức ngày 5.7, thứ trưởng bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn thừa nhận: vẫn phải điều hành giá xăng dầu bằng biện pháp tình thế, nghĩa là, giao cho doanh nghiệp định giá nhưng vẫn phải đăng ký với Nhà nước, tức vẫn duy trì cơ chế “xin cho”. Ông Tuấn giải thích nguyên nhân: “gốc của vấn đề là vì một doanh nghiệp (Petrolimex) vẫn chiếm thị phần đến 63%, nên không có cạnh tranh nữa”.

Vẫn phải “xin – cho”

Bộ Tài chính cho rằng, điều hành giá xăng dầu phải cân nhắc giữa việc điều chỉnh giá và tăng thuế, vậy trong khi thuế nhập khẩu xăng dầu chưa ổn định thì dù có giao cho doanh nghiệp tự định giá xăng dầu đi nữa vẫn tồn tại cơ chế “xin – cho”?

Petrolimex vẫn chiếm thị phần đến 63%, nên không có cạnh tranh. 

Hiện gốc giá xăng dầu là vẫn Petrolimex chiếm tỷ trọng rất lớn, đến 63%, cạnh tranh vậy không còn là cạnh tranh nữa. Giải pháp quan trọng là phải từng bước có thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp có thị phần lớn nhất cũng chỉ 12% thôi, nếu cao hơn phải giám sát hoặc giải thể.

Giải pháp hiện nay vẫn phải là giải pháp tình thế vì chúng ta chưa xử lý được cái gốc một cách cơ bản. Tình thế ở đây là giao cho đơn vị định giá nhưng có quản lý vì mặt hàng thiết yếu đến gần như toàn bộ nền kinh tế, nếu không có sự giám sát của nhà nước thì không được; không đăng ký là không được. Ta phải đồng ý cơ chế giao quyền cho doanh nghiệp nhưng phải có giám sát quản lý. Quản lý ở đây tức là đăng ký thì phải “xin – cho”, còn có tiêu cực trong xin cho là gì, khả năng tiêu cực ra sao thì ta phải phòng chống.

Cũng như với giá điện, tức giá bán lẻ điện vẫn phải có sự quản lý của Nhà nước.

Còn với thuế thì theo luật thuế xuất nhập khẩu, bộ Tài chính đã có barem thuế tương ứng các mức dầu nhập khẩu, tôi cho mức thuế 12% vừa rồi là phù hợp.

Ta từng giao quyền định giá xăng dầu cho doanh nghiệp nhưng sau đó rút lại, giờ vẫn loay hoay, cũng như từng quy định doanh nghiệp phải công khai giá cơ sở nhưng nay, như Petrolimex nói không đăng nữa, vậy tới đây có yêu cầu công khai lại không? Sao lâu nay không đăng lên web bộ Tài chính?

Không giảm thuế xuất khẩu than

Liên quan đến thông tin ngành than đề xuất giảm thuế xuất khẩu than, thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định: Than là ngành khai thác khoáng sản, chủ trương chúng ta hạn chế xuất khẩu. Quan điểm của bộ là đề nghị không điều chỉnh mức thuế xuất nhập khẩu. “Hơn nữa khung thuế theo quy định của Quốc hội là 10 – 20% nên nếu muốn cũng không thể hạ được. Do đây là đối tượng không được ưu đãi nên chúng tôi kiến nghị cần giữ 20%. Không thể xử lý mối quan hệ điện – than bằng hạ thuế, tức là bằng ngân sách nhà nước”, ông Tuấn nói.

Các giải pháp ra đời trong các bối cảnh, khuôn khổ pháp luật nhất định khác nhau nên bối cảnh thay đổi thì các giải pháp cũng thay đổi. Tình hình thay đổi yêu cầu quản lý thay đổi thì ta thay đổi cơ chế chính sách, thể chế mới thay đổi được tổ chức thực hiện.

Đúng là cơ chế giám sát là cần thiết, quan trọng. Chúng tôi đã giao cho đơn vị (định giá) thì các phương án của đơn vị phải công khai. Việc công khai này phải thực hiện ở tất cả các đơn vị chứ không chỉ một đơn vị công khai. Cần quy định các nội dung công khai, thời điểm công khai để giám sát.

Việc các doanh nghiệp xăng dầu bị lỗ khoảng 5.000 tỉ đồng vẫn còn treo sẽ được giải quyết ra sao?

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm kết quả kinh doanh của mình. Với các khoản lỗ của doanh nghiệp nói chung và lỗ 5.000 tỉ đồng như đã nêu thì doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận trong năm nay và năm tới, bù lỗ các năm trước chứ ngân sách không bù lỗ.

Hải quan vừa phát hiện Petrolimex kê khai thuế rất sớm trước khi chính sách thuế nhập khẩu xăng dầu thay đổi để được hưởng lợi khoảng 64 tỉ đồng, bộ Tài chính sẽ xử lý ra sao?

Tôi cũng vừa nhận được thông tin hải quan phát hiện có dấu hiệu Petrolimex biết thông tin nâng thuế thì nhanh chóng vận dụng điều pháp luật cho phép đăng ký tờ khai trước 15 ngày hàng cập cảng. Vấn đề đặt ra ở đây là sẽ kiểm tra tại chỗ để làm rõ đúng sai. Sai thì phải truy thu, xử lý theo quy định của pháp luật.

Tăng giá điện là “có tầm nhìn trung, dài hạn”

Một số chuyên gia cho rằng tăng giá điện vừa qua là chưa có cơ sở?

Những người nói không đủ cơ sở đã đủ cơ sở chưa? Tôi cho rằng nhận định đó là chưa thấu đáo, chưa có cơ sở. Có người nói tăng giá điện vừa rồi là bắt người dân gánh chịu do thất thoát, sai phạm… Mình nói phải có bằng chứng, ở đây Thanh tra Chính phủ khẳng định lỗ do đầu tư ngoài ngành không tính vào giá điện. Sau khi thanh tra phát hiện sai phạm, đã loại trừ sai phạm thì ngành điện vẫn còn lỗ thật nên điều chỉnh là cần thiết. Các chi phí gì không đúng cần bóc tách ra, như chi phí tổn thất phải theo định mức nhà nước và gần tiến dần tới định mức khu vực, thế giới.

Giá điện tăng 5%, cá nhân tôi cho rằng cũng phải đánh giá toàn diện, có tầm nhìn trung, dài hạn. Điện là sản phẩm thiết yếu, để giá dưới giá thành, từ đó buộc than bán dưới giá thành làm méo mó nền kinh tế, như vậy thì làm sao theo kinh tế thị trường được. Tôi cho tăng như vậy là cần thiết và hợp lý.

Dù bộ Tài chính khẳng định “tăng giá điện ảnh hưởng rất nhỏ đến giá hàng hoá” nhưng cơ sở là gì, tăng giá điện lần này tác động đến CPI ra sao?

Bà Nguyễn Thị Thuý Nga (phó cục trưởng cục Quản lý giá): Theo tạm tính, giá điện tăng 5% thì tác động đến CPI vòng 1 là 0,123%, vòng hai là 0,246%, cả hai vòng là 0,369% với giả định các yếu tố khác không thay đổi.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.020
Xăng RON 95 - III
20.500
Xăng E5 RON 92 - II
19.400
Dầu DO 0,05S 18.140
Dầu DO 0,001S - V 18.360

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 31/10/2024

Giá dầu thô Brent