Hội nghị tập huấn dành cho lãnh đạo các sở tài chính, chi cục QLTT của các tỉnh phía Nam. Hội nghị đã đưa ra thảo luận các văn bản pháp quy gồm Nghị Định số 104/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong về kinh doanh xăng dầu và Nghị định số 105/2011/NĐ-CP quy đinh về xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng được Chính phủ ban hành ngày 16-11-201; Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20-9-2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá; Thông tư 29-TTLT –BTC-BTC ngày 4-8-2011 hướng dẫn tổ chức phối hợp kiểm tra giữa cơ quan QLTT và cơ quan QLG và tham gia lấy ý kiến với Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 84-2011/NĐ-CP...
Nghị định số 104/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16-11-2011 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2012 đã có nhiều sửa đổi về mức xử phạt theo mức tăng nặng hơn so với các quy định trước đây nhưng một số chuyên gia về lĩnh vực kiểm tra kiểm soát thị trường cho rằng khung hình phạt theo quy định mới vẫn còn nhẹ đối với hành vi sai phạm trong kinh doanh xăng dầu. Cụ thể, Điều 5 của Nghị định này quy định, thương nhân vi phạm khi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu hết hạn, tẩy xóa giấy phép, cho mượn, cho thuê, làm giả giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt từ 20-30 triệu đồng, kèm them hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép 12 tháng và tịch thu giấy phép giả.
Hành vi buôn lậu xăng dầu qua biên giới, nếu giá trị hàng lậu 10 triệu đồng bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng; giá trị hàng lậu từ 100 triệu đồng trở lên mà không bị xử lý hình sự, mức xử phạt từ 60-70 triệu đồng.
Trong lĩnh vực kinh doanh lẻ xăng dầu, hành vi sử dụng giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định, tem kiểm định phương tiện đo xăng dầu hết hiệu lực; sử dụng giấy kiểm định tẩy xóa, sửa chữa, giả mạo... chỉ xử phạt từ 10-20 triệu đồng.
Đối với hành vi kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trái phép, mức xử phạt cũng đã được Nghị định số 105/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16-11-2011 có hiệu lực từ ngày 1-1-2012 quy định xử phạt hành chính từ 10-20 triệu đồng đối với các cửa hàng vi phạm kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng ký hợp đồng bán vượt qúa số quy định, bán hàng mà không có hợp đồng, sang chiết, sửa chữa bình chai trái phép, không đúng nơi quy định…
Bộ trưởng Bộ Công Thương- kiêm trưởng Ban chỉ đạo 127 Trung ương- Vũ Huy Hoàng vừa có công văn gửi các cơ quan quản lý xăng dầu thuộc các bộ ngành và doanh nghiệp thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng dịp Tết Nhâm Thìn 2012. Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, lực lượng QLTT phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn đồng loạt kiểm tra các hoạt động kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định nhằm lập lại trật từ trong kinh doanh. Từ tháng 1-2012, các cơ quan chức kiểm tra xử lý, các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng, triển khai kiểm tra đồng loạt các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doamh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn, lấy năm 2012 là năm trọng điểm của công tác kiểm tra nhằm góp phần cũng cố trật tự trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng.
Tại hội nghị này, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận về Nghị định số 84/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20-9-2011 (có hiệu lực thi hành ngày 15-11-2011) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài Chính) cho rằng, theo quy định của Nghị định số 169/2004/NĐ-CP là căn cứ vào pháp lệch xử lý vi phạm hành chính được ban hành năm 2002 với những mức xử phạt thấp, không đủ răn đe, ngăn chặn việc vi phạm hành chính về giá. Cụ thể mức phạt thấp nhất là 200.000 đồng, cao nhất là 30 triệu đồng, các mức xử phát trên không còn phù hợp với các quy định tại Pháp lệch sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi pham hành chính năm 2002, ban hành năm 2008, như mức xử phạt thất nhất là 500.000 đồng, cao nhất 40 triệu đồng.
Từ thực tế trên, ông Tuấn cho rằng cần thiết phải ban hành Nghị định số 84 thay thế Nghị định 169 nhằm mực tiêu khắc phục những vướng mắc, bấp cập trong quá trình thực hiện, đảm bảo kỷ cương trong việc ngăn ngừa, chấp hành và xử lý các vi phạm về giá phù hợp với cơ chế thị trường.