- Thực ra không phải đến bây giờ tôi mới đề cập đến việc này. Khi còn đang công tác, tôi đã đi kiểm tra về TNTX xăng dầu và nhận thấy vi phạm là rất lớn. Nếu tôi nhớ không nhầm thì đó là thời điểm năm 1997- 1998, tôi đã có báo cáo lên Tổng cục Hải quan nhưng không hiểu sao vấn đề này không được xử lý. Sau đó, tôi nhớ có vụ lợi dụng TNTX xăng dầu để buôn lậu rất lớn ở Cần Thơ và Giám đốc Petrolimex Cần Thơ đã bị tử hình, Cục trưởng Cục Hải quan Cần Thơ bị xử 20 năm tù.
Cũng hồi đó, Cục trưởng Hải quan An Giang cho tôi biết, do các DN được phép TNTX một lượng dầu quá lớn, không thể xài hết trong vòng 120 ngày theo quy định của quy chế, nên họ đã bán ra ngoài thị trường tự do với một cái giá thấp không ngờ (vì không phải nộp thuế nên giá thấp thế vẫn có lãi) gây rối loạn thị trường!
Tôi cũng có đề cập vấn đề này trong bài viết “Hải quan là gì?” năm 2008, trong đó phân tích quy định TNTX xăng dầu của Việt Nam là vi phạm quy định của quốc tế, hợp pháp hóa hoá hành vi buôn lậu cho một vài DN, gây thất thoát vô cùng lớn cho NSNN. Tuy nhiên, những ý kiến đóng góp của tôi không hiểu sao vẫn không có phản hồi…
|
Ông Trần Nguyên Chẩn nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Hải quan, kiêm Giám đốc Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan tnghỉ hưu (1994- 2003) |
- Ông có nói rằng quy định TNTX của Việt Nam là quy định của quốc tế?
- Đúng vậy! “Tạm nhập tái xuất ”- khái niệm quan trọng nhất của Công ước Kyoto đã bị giải thích sai. Cụ thể, theo Công ước Kyoto, “ tạm nhập “ là thủ tục Hải quan đối với hàng hoá nhất định, được đưa vào lãnh thổ Hải quan có điều kiện, được miễn hoàn toàn hoặc một phần thuế xuất khẩu, hàng hoá đó phải được nhập khẩu với một mục đích cụ thể và phải được dự định tái xuất trong một thời gian nhất định, mà không được thay đổi, ngoại trừ hao mòn bình thường do việc sử dụng chúng. Như vậy, điều kiện của tạm nhập theo Công ước Kyoto là: Phải có mục đích cụ thể; phải tái xuất trong một thời gian nhất định; không được gia cố thêm, hay thay đổi kết cấu; về không gian, nó xẩy ra tại hai lãnh thổ Hải quan khác nhau.
Trong 10 loại hàng hóa được tạm nhập theo công ước Kyoto cũng không có khoản nào dành cho mặt hàng xăng dầu. Cả 10 mặt hàng này hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, không sinh lời, chính vì lẽ trên mà tập quán quốc tế đều cho miễn thuế.
- Nhưng TNTX xăng dầu Việt Nam lại được thừa nhận?
- Xăng dầu không có trong danh mục hàng hóa được TNTX theo Công ước Kyoto. Không những thế, theo Công ước Kyoto, tạm nhập là phải xảy ra tại hai lãnh thổ hải quan khác nhau, nhưng TNTX xăng dầu của Việt Nam chỉ xảy ra trên một lãnh thổ Việt Nam duy nhất. Rõ ràng, như thế là tạo điều kiện cho một vài DN qua mặt hải quan để kiếm lời, mà lời rất lớn, hải quan không làm gì cả, chỉ làm thủ tục cho nó nhập, xuất và hoàn thuế mà thôi…Mà thế giới nói qua mặt Hải quan tức là buôn lậu.
- Trên thế giới có nước nào cho phép TNTX xăng đầu như Việt Nam không?
- Không! Chỉ duy nhất Việt Nam có quy định này, vì một khi họ đã tham gia công ước Kyoto thì họ chấp hành nghiêm chỉnh những điều họ đã cam kết và vì họ hiểu rất rõ tinh thần và nội dung Công ước này.
- Văn bản mà ông nói rằng cho phép TNTX xăng dầu ở Việt Nam mà ông nói tới ở đây là văn bản nào?
Văn bản đầu tiên quy định về hoạt động TNTX là Quyết định1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Ban hành Quy chế kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu và Quy chế kinh doanh theo phương thức TNTX. Riêng về TNTX xăng dầu, Bộ này cũng đã có một Quy chế riêng để điều chỉnh từ năm 1999 (Quyết định số 0123/1999/QĐ-BT ngày 04/02/1999 ban hành Quy chế kinh doanh TNTX xăng dầu). Văn bản mới đây nhất đang có hiệu lực là Quyết định số 01/2008/QĐ-BCT ngày 03/01/2008 Của Bộ Công Thương về việc ban hành quy chế xuất nhập khẩu xăng dầu và quy chế kinh doanh TNTX xăng dầu.
Một trong những căn cứ ban hành được đề cập tại văn bản này là Nghị định 55/2007/NĐ-CP ngày 6/4/2007 về kinh doanh xăng dầu, sau này Nghị định này được thay thế bằng Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009. Cả hai Nghị định này đều giải thích kinh doanh xăng dầu bao gồm cả hoạt động TNTX xăng dầu (Khoản 2, Điều 3 của Nghị định).
Như vậy, rõ ràng là không phù hợp với tập quán quốc tế, không phù hợp với hội nhập và trái với công ước Kyoto. Tôi cũng xin được nói thêm, Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan (Công ước Kyoto) ra đời năm 1973 và có hiệu lực năm 1974. Sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Hải quan Việt Nam đã tham gia Công ước Kyoto từ năm 1997.
- Nếu như pháp luật Việt Nam thừa nhận thì có nghĩa các đầu mối nhập khẩu xăng dầu đều được thực hiện hoạt động TNTX xăng dầu?
Đúng là như vậy! Nhưng thực tế theo tôi biết từ trước đến ngay chủ yếu Petrolimex được làm. Không những vi phạm Công ước quốc tế mà điều này còn tạo sự không công bằng giữa các DN. Cứ thử hình dung xem nếu như ai đó buôn bán không phải nộp thuế thì giàu đến mức nào? Tôi biết các DN khác ấm ức lắm nhưng không dám nói...
- Theo ông, xử lý vấn đề này như thế nào?
- Việt Nam không thể một mình một kiểu để tạo điều kiện cho số ít DN kiếm lời công khai. Cái gì sai thì sửa, dẫu muộn còn hơn không …
- Xin cảm ơn ông.