Thị trường xăng dầu: Cần thiết chia nhỏ Petrolimex?
9/23/2011 8:12:00 AMTin trong nước

Áp dụng Luật Cạnh tranh chống độc quyền, thì với những doanh nghiệp (DN) có thị phần trên 30% thì phải bị chia nhỏ. Đồng nghĩa với việc Nhà nước phải thiết lập cơ chế cạnh tranh bằng cách chia nhỏ Petrolimex để DN này không tiếp tục khống chế thị trường.

Đây là ý kiến của TS Nguyễn Quang A tiếp sau cuộc đối thoại được coi là có phần "nặng lời" giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ với đại diện các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu hôm 20.9.

Lúng túng trong điều hành giá

Theo các chuyên gia kinh tế: Việc điều hành thị trường xăng dầu thời gian qua rơi vào bế tắc như hiện nay có nguyên nhân chính là sự nửa vời trong thực hiện NĐ 84 về quản lý, kinh doanh xăng dầu. Việc có NĐ nhưng không thực hiện theo NĐ, DN đổ lỗi cho cơ quan quản lý; cơ quan quản lý lúng túng trong những thời điểm đòi hỏi phải đưa ra quyết định; rút cuộc, NTD gánh chịu.

Thị trường xăng dầu những ngày qua "nóng" bởi những ý kiến trái chiều về việc điều hành ngành hàng này. Ảnh: Kỳ Anh

NĐ 84 cho phép DN được điều chỉnh tăng giá trong trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng so với giá bán lẻ trong mức 7%, DN được tăng 7%; trường hợp vượt 7-12%, thì DN được quyền tăng tăng 7%, cộng thêm 60% của mức giá cơ sở tăng từ 7-12%, 40% còn lại sử dụng Quỹ Bình ổn giá để bù đắp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, trong những thời điểm nhạy cảm khi giá thế giới tăng cao, vượt quá sức chịu đựng của DN, Bộ Tài chính vẫn đề nghị DN giữ ổn định giá bán.

Như vậy, việc điều hành xăng dầu đang cùng lúc đặt ra quá nhiều mục tiêu, nhưng đều bất khả thi. Muốn ổn định thị trường xăng dầu nhưng bản thân luôn phụ thuộc vào nguồn cung và giá cả thế giới; việc nhập khẩu phụ thuộc phần lớn vào các DN đầu mối, trong khi lại chưa tạo ra một thị trường minh bạch, bình đẳng. Là người theo dõi lâu năm lĩnh vực giá, ông Nguyễn Tiến Thỏa - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) - cũng chua xót thừa nhận: “Giá xăng dầu chưa hoàn toàn được vận hành theo cơ chế thị trường”.

Vì sao không cạnh tranh thực sự?

Vấn đề đặt ra đối với thị trường xăng dầu hiện nay là bản thân việc thiết kế thị trường đã không minh bạch. TS Nguyễn Quang A cho rằng: “Vì sao thị trường có tới 11 đầu mối kinh doanh xăng dầu, nhưng đều nghe ngóng vào động thái của “ông lớn” Petrolimex. Petrolimex tăng, các DN khác tăng, Petrolimex giảm, các DN khác giảm. Vì thế bảo Petrolimex phải minh bạch giá nhập khẩu, chi phí kinh doanh là chuyện khó tin”.

Đồng tình với quan điểm này, PGS-TS Ngô Trí Long cho rằng: “Xuất phát điểm của các DN có sự chênh lệch lớn như lợi thế hạ tầng kỹ thuật; năng lực về cầu cảng, kho chứa; mạng lưới phân phối, vốn, thị phần..., nhưng lại đưa về cùng một mặt bằng để cạnh tranh với nhau, dẫn đến DN mạnh càng có cơ hội chiếm lĩnh thị trường; DN nhỏ phải nhìn DN lớn”.

Hiện NĐ 84 quy định khống chế chi phí kinh doanh định mức cho tất cả các đầu mối xăng dầu tối đa là 600đ/lít, cũng không hợp lý do những yếu tố chủ yếu dẫn đến chi phí đầu vào khác nhau, giá vốn khác nhau nên chi phí hình thành giá 1 lít xăng của DN cũng khác nhau. Theo TS Long, nguyên tắc quản lý theo cơ chế thị trường là nếu sản phẩm có tính độc quyền thì phải do Nhà nước kiểm soát bằng hình thức định giá. Chỉ giao việc định giá cho DN quyết định khi thị trường cạnh tranh thực sự.

Để có giải pháp cho vấn đề này, theo TS Nguyễn Quang A: Áp dụng Luật Cạnh tranh chống độc quyền, thì với những DN có thị phần trên 30% thì phải bị chia nhỏ. Đồng nghĩa với việc Nhà nước phải thiết lập cơ chế cạnh tranh bằng cách chia nhỏ Petrolimex để DN này không tiếp tục khống chế thị trường. Cùng với việc chia nhỏ Petrolimex, các DN đầu mối còn lại cần được sáp nhập lại để còn khoảng 2-3 DN lớn có thị phần tương đương, cạnh tranh nhau, từ đó có lợi cho NTD. Còn TS Ngô Trí Long gút lại: Giai đoạn trước mắt, cần chấm dứt giao quyền tự định giá cho DN độc quyền, có thiết chế cơ quan độc lập kiểm soát giá.         

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.020
Xăng RON 95 - III
20.500
Xăng E5 RON 92 - II
19.400
Dầu DO 0,05S 18.140
Dầu DO 0,001S - V 18.360

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 31/10/2024

Giá dầu thô Brent