Chưa có môi trường cạnh tranh hoàn hảo để thả nổi giá xăng dầu
9/21/2011 8:18:00 AMTin trong nước

Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Vương Đình Huệ khẳng định hiện tại thị trường xăng dầu vẫn tiếp tục phải có sự can thiệp của nhà nước.

Sáng ngày 20/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo "Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay".

Tại hội thảo, nhiều ý kiến từ phía doanh nghiệp cho rằng nên để thị trường xăng dầu đi theo hướng thị trường hoàn toàn. Xăng dầu nên được coi như một hàng hóa thông thường, giá cả sẽ do cung cầu quyết định, trong đó diễn biến theo giá của thế giới.

Về điều hành giá cả xăng dầu trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cũng nhận định, Bộ Tài Chính đã dùng nhiều biện pháp hành chính hơn là biện pháp kinh tế, trong đó không quan tâm các vấn đề như doanh nghiệp lỗ lãi, xuất lậu xăng dầu qua biên giới...

Đơn cử như các doanh nghiệp xăng dầu trong ngành đã bị lỗ trong thời gian qua. Như khoản lỗ của Petrolimex từ đầu năm đến tháng 8 là 1.800 tỷ đồng, ước tháng 9 tiếp tục lỗ 200 tỷ đồng.

Đại diện Tổng công ty dầu Việt Nam PV Oil cũng kêu ca sự can thiệp của các bộ ngành vào điều hành giá bán lẻ đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (lỗ kéo dài) của doanh nghiệp và sau đó thì chưa có các hình thức ghi nhận và xử lý các khoản lỗ này cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc can thiệp quy định dự trữ lưu thông 30 ngày đảm bảo dự trữ lưu thông, định mức trần thù lao đạo lý/tổng đại lý và áp chi phí kinh doanh 600 đồng/lít đối với xăng, DO và 400 đồng/lít đối với dầu FO (để tính giá cơ sở)... là chưa hợp lý đối với doanh nghiệp.

Việc giảm giá bán xăng của Bộ Tài Chính mới đây cũng khiến các doanh nghiệp không đồng tình do trong thời gian đó giá xăng dầu thế giới đang đi lên. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cho thấy bộ đã can thiệp không đúng lúc.

Thị trường xăng dầu chưa thể đi theo nghị định 84

Về phía Bộ Tài Chính, Bộ trưởng Vương Đình Huệ khẳng định hiện tại chưa thể đi theo nghị định 84 và thị trường xăng dầu vẫn tiếp tục phải có sự can thiệp của nhà nước.

Bộ trưởng cho biết việc điều hành giá xăng dầu còn phải tính đến các yếu tố lạm phát, an sinh xã hội... Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, giá dầu biến động khó đoán nên chưa thể thả nổi giá xăng trong nước theo cơ chế thị trường.

Đặc biệt, một yếu tố được bộ trưởng nhấn mạnh là để có thể hướng tới cho giá xăng do thị trường quyết định thì việc đầu tiên là phải cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo, lúc đó giá cả mới phản ánh đúng bản chất thị trường.

Tuy nhiên, điều này hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng do thị phần nằm gần hết trong tay 3 doanh nghiệp xăng dầu lớn là Petrolimex (55%), PV Oil (25%) và Saigon Petro (5%). Nếu 3 doanh nghiệp này tạo thành 1 "OPEC" thì các doanh nghiệp còn lại sẽ không thể sống sót.

Đối với vấn đề các doanh nghiệp kêu lỗ, ông Huệ khẳng định với kinh nghiệm 10 năm trong ngành kiểm toán, sẽ phối hợp cùng kiểm toán nhà nước để thanh tra các doanh nghiệp thực lỗ lãi thế nào. Đối với khoãn lỗ của Petrolimex, có ý kiến cho rằng nếu thực sự công ty này đang lỗ sẽ không phát hành cổ phiếu ra công chúng (vì nếu thế sẽ chẳng có nhà đầu tư nào đổ tiền vào 1 công ty đang lỗ).

Đối với việc giảm giá xăng dầu mới đây, Bộ trưởng Huệ cho biết đây là đúng quy định của luật và diễn biến thực tế của thị trường và ông hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân trước quyết định trên.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.020
Xăng RON 95 - III
20.500
Xăng E5 RON 92 - II
19.400
Dầu DO 0,05S 18.140
Dầu DO 0,001S - V 18.360

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 31/10/2024

Giá dầu thô Brent