|
Như vậy, cơ hội có thể giảm giá bán xăng dầu trong nước đặt ra thời gian gần đây đã chính thức bị đóng lại.
|
Như vậy, xăng A92 vẫn được bán ra là 21.300 đồng/lít, dầu hoả là 20.800 đồng/lít. Thuế nhập khẩu áp đối với diezel, dầu hỏa là 5%.
Trong văn bản công bố tối muộn 8/7, Bộ Tài chính cho rằng kể từ sau ngày 10/6 - thời điểm điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu với dầu diezel và dầu hoả, giá mặt hàng xăng, dầu trên thị trường thế giới có nhiều biến động nhưng có sự không tương quan giữa dầu thô với các mặt hàng xăng, dầu thành phẩm khác.
Cụ thể, tính bình quân giá mặt hàng xăng dầu trên thị trường thế giới từ ngày 10/6 đến ngày 7/7 thì giá dầu thô giảm 4,95%, giá xăng giảm 0,96%, dầu diezel giảm khoảng 0,52%, dầu hoả giảm là 0,84%, riêng dầu mazut lại tăng 0,91%.
Trong những ngày gần đây giá mặt hàng xăng, dầu trên thị trường thế giới đã tăng trở lại, đặc biệt là phiên giao dịch ngày 7/7, giá dầu thô WTI đã tiến sát mức 99 USD/thùng, các mặt hàng xăng, dầu thành phẩm cũng tăng tương ứng.
Trước đó, trong thông cáo báo chí ra ngày 29/3, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã nêu nguyên tắc: sau lần điều chỉnh giá xăng dầu ngày 29/3, trong thời gian tới tiếp tục thực hiện kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường. Nếu giá thế giới tăng sẽ điều chỉnh giá trong nước, nếu giá thế giới giảm thì khôi phục thuế nhập khẩu ở mức hợp lý và thực hiện giảm giá bán (nếu có điều kiện).
Lần này xuất phát từ diễn biến và xu hướng giá mặt hàng xăng, dầu nói trên, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã quyết định không điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng, diezel, dầu hoả, đồng thời vẫn giữ nguyên thuế suất và giá bán các mặt hàng xăng dầu trong nước như hiện hành.
Phần lý do khác được Bộ Tài chính đưa ra là vì so với các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia), giá mặt hàng xăng của Việt Nam hiện nay đang thấp hơn từ 4.000 - 5.200 đồng/lít; còn mặt hàng dầu diezel 0,25S đang thấp hơn từ 2.750 - 5.300 đồng/lít.
Như vậy, cơ hội có thể giảm giá bán xăng dầu trong nước đặt ra thời gian gần đây đã chính thức bị đóng lại.