Điều chỉnh giá xăng mềm dẻo để tránh găm hàng
4/5/2011 7:41:00 AMTin trong nước

Tại Hội nghị trực tuyến giao ban công tác tháng 3/2011 hôm qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, mặc dù tình trạng găm hàng không nhiều nhưng để hạn chế, điều hành giá xăng dầu cần linh hoạt hơn theo hướng rút ngắn thời gian quyết định tăng giá.

Với việc điều chỉnh linh hoạt giá xăng dầu, tình trạng găm hàng kiếm lời sẽ không còn diễn ra? (Ảnh: D.Nguyên)

Điều chỉnh giá xăng theo cơ chế thị trường

Theo Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng, hiện giá xăng trong nước vẫn thấp hơn so với các nước lân cận khoảng 2.000-3.000 VND/lít nên trong thời gian tới, giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh nhanh hơn giá các nhiên liệu khác và điều chỉnh theo đúng tinh thần Nghị định 84 về quản lý kinh doanh xăng dầu.

Phó Tổng Giám đốc Petrolimex Đàm Thị Huyền cho biết, để chuẩn bị nguồn hàng thiếu hụt do nhà máy Dung Quất nghỉ bảo dưỡng, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã phải tăng thêm thị phần 20%. Tuy nhiên, phần phát sinh do tăng thị phần này trong quý I đã khiến Petrolimex lỗ 2.630 tỷ đồng, trong đó phần phát sinh do chênh lệch tỷ giá từ ngày 11/2 vừa qua là 1.854 tỷ đồng.

“Với cách điều hành tỷ giá của ngân hàng tăng giảm 5-10 điểm/ngày như hiện nay thì chúng tôi sẽ tiếp tục mất từ 5-10 tỷ đồng/ngày mà không được cộng thêm khoản chi phí phát sinh do xử lý các biến động tỷ giá cũ”, bà Huyền nhấn mạnh.

Cũng theo bà Huyền, với cách tiếp cận giá xăng dầu trong nước theo mặt bằng giá thế giới, nguồn cung trong quý II sẽ đỡ khó khăn hơn nhưng Petrolimex vẫn phải gánh khoản dư vay ngoại tệ lên tới hơn 1.000 tỷ USD.

Mặc dù giá xăng đã tăng 4.900 đồng/lít trong quý I/2011 nhưng doanh nghiệp cũng chưa có lãi, bà Huyền đề nghị cần có sự hỗ trợ của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện đúng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo nguồn ngoại tệ cho Petrolimex nhập khẩu xăng dầu cung ứng cho thị trường.

Cần những biện pháp linh hoạt để tránh găm hàng

Tại Hội nghị, bà Trần Thị Hường, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho hay, trước thời điểm giá xăng tăng 2.000 đồng/lít, một số đầu mối, tổng đại lý tại tỉnh này đã giảm cung ứng đến 70%. Ngoài ra, một số đầu mối khác cũng có những hành động găm giữ hàng làm hưởng đến người dân.

Đề cập đến vấn đề này, ông Lâm Thanh Hùng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang cũng cho biết, hiện tỉnh có 19 đơn vị cung ứng xăng dầu với hơn 550 trạm bán lẻ. Thời gian này tỉnh đang tập trung kiểm tra tại khu vực biên giới nhằm giảm tối đa tình trạng buôn lậu. Đối với 8 trạm xăng dầu giáp biên giới, hiện Sở Công Thương tỉnh này đang áp dụng các biện pháp như: hạn chế thời gian mua bán xăng dầu từ 6h -18h, không bán xăng vào can, phuy… Việc mua xăng, dầu của các doanh nghiệp yêu cầu phải có giấy xác nhận.

Theo ông Hùng, tuy kiểm soát chặt chẽ nhưng tình trạng gian lận giá xăng cũng như găm giữ hàng vẫn diễn ra. Bằng chứng là khi cử cán bộ đi kiểm tra tận nơi thấy trong kho vẫn còn nhiều xăng nhưng hoá đơn thì đã bán hết và trên hoá đơn toàn không có địa chỉ. “Điều này cho thấy sự sơ hở thông tin từ các đơn vị cấp1,2 ”, ông Hùng nói.

Trước những biến động của giá xăng dầu thế giới, ông Hùng đề nghị việc điều chỉnh giá xăng dầu trong nước cũng cần có những giải pháp mềm dẻo, linh hoạt hơn để việc tăng giá không gây bất ngờ cho người dân, đảm bảo tránh tình trạng găm giữ hàng.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.020
Xăng RON 95 - III
20.500
Xăng E5 RON 92 - II
19.400
Dầu DO 0,05S 18.140
Dầu DO 0,001S - V 18.360

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 31/10/2024

Giá dầu thô Brent