Kỳ cuối: Doanh nghiệp cần được chủ động
3/21/2011 2:12:00 PMTin trong nước

Việc giá xăng dầu phải được điều chỉnh kịp thời theo biến động của giá thế giới là điều khó thể tránh. Doanh nghiệp đang mong muốn được chủ động điều chỉnh giá bán theo khung do Nhà nước quy định.

Kỳ II: Khi doanh nghiệp sợ bán hàng
Kỳ I: Thị trường mới ở ... khúc đầu

Còn nhớ, khi Nghị định 84/2009/NĐ-CP trong quá trình được soạn thảo, nhiều chuyên gia kinh tế đã phản đối việc trao toàn quyền định giá bán lẻ xăng dầu vào tay doanh nghiệp, bởi ngành xăng dầu vẫn tồn tại tình trạng độc quyền (có doanh nghiệp chiếm trên 30% thị phần theo quy định của Luật Cạnh tranh - PV).

Doanh nghiệp đang mong muốn được chủ động điều chỉnh giá bán theo khung do Nhà nước quy định. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Tuy nhiên, khi Nghị định 84/2009/NĐ-CP được ban hành, Nhà nước vẫn giữ quyền kiểm soát giá xăng dầu bán lẻ thông qua một biểu tính toán giá đầu vào hợp lý, nên dư luận bớt đi sự phản đối.

Cuối năm 2009, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu nói với các doanh nghiệp xăng dầu rằng, việc quy định giá cơ sở vừa là công cụ để nhà nước quản lý giá và cũng vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cải tiến cách thức kinh doanh để có thể giảm được giá cơ sở (so với mức giá mà cơ quan quản lý nhà nước tính chung cho các doanh nghiệp), nhằm gia tăng lợi nhuận. “Việc giảm giá này dễ nhìn thấy ngay từ khả năng giảm giá CIF của mỗi doanh nghiệp. Nếu tìm được nguồn nhập khẩu tốt, chi phí bảo hiểm rẻ, thì doanh nghiệp sẽ có lợi”, ông Hiếu nói.

Doanh nghiệp xăng dầu khấp khởi mừng vì ít nhất cũng được chủ động tăng giá khi giá cơ sở tăng thấp hơn 7% (theo quy định của Nghị định 84/2009/NĐ-CP). Còn người tiêu dùng thì hy vọng sẽ được mua xăng dầu của các doanh nghiệp khác nhau với các mức giá khác nhau.

Vậy nhưng, chỉ sau 3 tháng thực hiện, Nghị định 84/2009/NĐ-CP lại bị “tạm treo” như đã nói. Thế nên, doanh nghiệp và người tiêu dùng đã gặp những khó khăn về nguồn cung và gặp khó khăn trong vận hành thị trường bán lẻ.

Các doanh nghiệp xăng dầu khẳng định rằng, cơ chế thị trường đầy đủ đối với mặt hàng xăng dầu là con đường duy nhất đúng, bởi Nhà nước không thể quay lại cơ chế bù lỗ cho giá xăng dầu như trước năm 2009, trong khi cơ chế này bộc lộ sự bất công bằng và rất phức tạp. Do đó, các cơ quan quản lý có thể sẽ cho phép thị trường xăng dầu được vận hành theo cơ chế thị trường trong thời gian tới.

Trong một thông báo hồi cuối tháng 2/2011, sau thời điểm cho phép tăng giá xăng dầu, Bộ Tài chính cũng đã tính tới khả năng sẽ cho vận hành thị trường xăng dầu theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP trong năm 2011. Từ thực tế thị trường xăng dầu có nhiều vấn đề như giai đoạn vừa qua, có thể thấy, cơ chế thị trường đối với mặt hàng xăng dầu hiện nay là cơ chế hợp lý nhất.

Có một điểm rất thuận lợi cho các cơ quan quản lý mạnh dạn cho phép thực hiện cơ chế thị trường với mặt hàng xăng dầu là phần đông người tiêu dùng đã hiểu rằng, biến động giá trên thị trường xăng dầu thế giới luôn tác động trực tiếp tới giá bán lẻ trong nước và Nhà nước không thể mãi bù lỗ cho mặt hàng này.

Tuy nhiên, điều mà các chuyên gia lo ngại và người tiêu dùng băn khoăn là giám sát thế nào để các doanh nghiệp không thể lợi dụng vị trí đặc biệt của mình để tăng giá tùy tiện. Mặc dù các doanh nghiệp xăng dầu liên tục khẳng định rằng, chưa có mặt hàng nào minh bạch thông tin trong kinh doanh như mặt hàng xăng dầu, nhưng việc kiểm soát giá đầu vào vẫn cần phải được cơ quan quản lý thực hiện chặt chẽ. Có như vậy, quyền lợi của Nhà nước, người tiêu dùng và của doanh nghiệp mới được đảm bảo.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.020
Xăng RON 95 - III
20.500
Xăng E5 RON 92 - II
19.400
Dầu DO 0,05S 18.140
Dầu DO 0,001S - V 18.360

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 31/10/2024

Giá dầu thô Brent