Quy hoạch dự trữ dầu thô
3/17/2011 8:06:00 AMTin trong nước

Chính phủ đã đưa ra các chính sách để phát triển hệ thống lưu trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu tại Việt Nam nhằm bình ổn thị trường tiêu thụ sản phẩm xăng dầu trong nước, ổn định năng lực sản xuất của các NMLD, bảo đảm an ninh năng lượng.

Theo đó, bắt đầu từ năm 2015, tổng quy mô hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam cần đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng, bao gồm dự trữ thương mại, dự trữ sản xuất và dự trữ quốc gia.

Dự trữ thương mại:

Dự trữ nhu cầu thương mại tại các kho đầu mối nhập khẩu xăng dầu, nhằm ổn định thị trường trong nước, do các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện.


Từ năm 2009 đến 2025, dự trữ nhu cầu thương mại tối thiểu ổn định ở mức 30 ngày nhu cầu (tương ứng 66 ngày nhập ròng vào năm 2015 và 39 ngày nhập ròng vào năm 2025).

Để đảm bảo mức dự trữ tối thiểu và lượng dự trữ lưu thông của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, quy mô, sức chứa kho xăng dầu thương mại cả nước tối thiểu đạt 4,1 triệu m3 vào năm 2015; đạt 6,9 triệu m3 vào năm 2020 và 10,4 triệu m3 vào năm 2020 và 10,4 triệu m3 vào năm 2025.

Dự trữ sản xuất:

Dự trữ sản xuất tại các nhà máy lọc hóa dầu bao gồm dầu thô và sản phẩm xăng dầu do chủ doanh nghiệp sản xuất, đảm bảo lượng dầu tối thiểu 15 ngày sản xuất đối với dầu thô và 10 ngày đối với sản phẩm xăng dầu, cụ thể:

- Khỏang 1,3 triệu tấn dầu thô và 0,6 triệu tấn sản phẩm xăng dầu, tương ứng 56 ngày nhập ròng (33 ngày với dầu thô và 23 ngày với sản phẩm) của cả nước vào năm 2015.

- Khoảng 1,5 triệu tấn dầu thô và 0,7 triệu tấn sản phẩm xăng dầu, tương ứng 20 ngày nhập ròng vào năm 2025.

Dự trữ quốc gia:

Dự trữ quốc gia do nhà nước sở hữu và quyết định để điều phối cho thị trường khi có các tình huống khẩn cấp (khủng hoảng nguồn cung, đột biến về giá…)

Đến năm 2025, dự trữ quốc gia sẽ gồm 2 loại dầu thô và sản phẩm xăng dầu với quy mô 30 ngày nhập ròng. Đối với sản phẩm, dự trữ tối thiểu là 1,3 triệu tấn sản phẩm, bao gồm: Xăng, DO, FO, Jet A1; đối với dầu thô dự trữ tối thiểu khoảng 2,2 triệu tấn dầu thô.

Địa điểm xây dựng kho dự trữ quốc gia:

+ Đối với kho sản phẩm dầu: Tiếp tục thuê kho ở khu vực Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ… (kho 130 – Quảng Ninh, kho Thượng Lý – Hải Phòng), Bến Thủy, Vũng Áng..

+ Đối với kho dầu thô: Nên đặt liền kề các NMLD, dự kiến, kho Long Sơn với sức chứa 1 triệu m3, kho Nghi Sơn với sức chứa 1 triệu m3, kho Vân Phong với sức chứa khoảng 1,1 triệu m3;

Phương tiện vận tải:

- Cải tạo, nâng cấp tuyến vận tải bằng đường thủy, đường bộ, đường sắt hiện có, nhằm bảo đảm linh hoạt và an toàn vận chuyển dầu thô và sản phẩm.

- Xây dựng một số tuyến ống mới từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) đi Hà Nam; từ Bình Định/Phú Yên/Khánh Hòa lên Tây Nguyên; từ NMLD Long Sơn đến các kho đầu mối tại TP HCM.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện hệ thống lưu trữ:

+ Từ 2009 – 2015: khoảng 2,38 tỷ USD

+ Từ 2016 – 2025: khoảng 7,19 tỷ USD

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.020
Xăng RON 95 - III
20.500
Xăng E5 RON 92 - II
19.400
Dầu DO 0,05S 18.140
Dầu DO 0,001S - V 18.360

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 31/10/2024

Giá dầu thô Brent