Kinh doanh xăng dầu: Ngóng cơ chế thị trường đầy đủ
3/14/2011 7:39:00 AMTin trong nước

Các doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu đều mong ngóng một thị trường được vận hành đầy đủ. Đây là con đường duy nhất có thể giúp nguồn cung xăng dầu được duy trì ổn định ở tất cả các khâu, các vùng, miền.

Kỳ I: Thị trường mới ở ... khúc đầu

Trước khi Bộ Tài chính cho phép tăng giá bán xăng dầu vừa qua, các DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu kêu rằng, họ mới chỉ được thực hiện cơ chế thị trường với mặt hàng này ở mỗi khâu nhập khẩu.

Kể từ tháng 12/2009 khi Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh mặt hàng xăng dầu được ban hành và có hiệu lực, các DN xăng dầu chỉ được thực hiện theo nghị định này chưa đầy 3 tháng. “Thực tế, gần như trong cả năm 2010, các DN xăng dầu không được chủ động điều hành giá bán lẻ, mà công việc này thuộc quyền cơ quan quản lý. DN mới chỉ có quyền nhập khẩu xăng dầu theo giá thế giới và đây mới chỉ là khâu đầu tiên trong một chu trình cung cấp mặt hàng quan trọng này tới người tiêu dùng”, ông Bùi Ngọc Bảo, Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu nói.

Theo quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP, DN được chủ động điều chỉnh giá bán lẻ khi giá cơ sở tăng tới một mức độ nhất định. Câu chuyện trở nên nóng bỏng khi giá cơ sở trong cả năm 2010 cao hơn hẳn giá bán hiện hành, nhưng DN không được điều chỉnh giá bán, bởi Nhà nước giữ quyền điều hành.

Trong giai đoạn giữ giá xăng dầu bán lẻ (trước thời điểm 10 giờ ngày 24/2/2011), một loạt biện pháp đã được cơ quan quản lý áp dụng, như điều chỉnh thuế nhập khẩu từ 12% xuống mức 0%, xả quỹ bình ổn xăng dầu.

Tuy nhiên, khi đã áp dụng hết biên độ các biện pháp này (giảm hết cỡ suất thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn được sử dụng hết) chỉ có tác dụng giữ cho giá xăng dầu bán lẻ trong nước không tăng cao, chứ chưa giải quyết được một vấn đề rất lớn của kinh doanh xăng dầu: DN lỗ nặng và đứng trước nguy cơ đứt nguồn cung do tiềm lực tài chính có hạn.

Tất cả các DN đầu mối xăng dầu đều phải chấp nhận một thực tế là, nhập khẩu giá cao và bán giá thấp. “Đầu vào của DN phụ thuộc rất lớn vào khâu nhập khẩu. Giá đầu vào là giá thị trường và DN bắt buộc phải theo, trong khi giá đầu ra không được điều chỉnh tương ứng, nên DN chịu nhiều áp lực”, ông Cao Văn Hân, Giám đốc điều hành Tổng công ty Xăng dầu Quân đội chia sẻ.

Nghị định 84/2009/NĐ-CP đã đưa ra mức giá đầu vào trong kinh doanh, gọi là “giá cơ sở”, theo đó, giá này bao gồm các loại thuế, chi phí, lợi nhuận định mức… và hoàn toàn biến động theo thị trường. Như vậy, “giá cơ sở” được xác lập theo giá thị trường và phụ thuộc khá lớn vào giá nhập khẩu mặt hàng này. Trong khi đó, giá bán thực tế của các DN xăng dầu trong suốt năm 2010 và đầu năm 2011 đều thấp hơn giá cơ sở nói trên, nên DN thường kêu rằng, thị trường xăng dầu mới vận hành được “khúc đầu”.

Khi Nghị định 84/2009/NĐ-CP được soạn thảo và áp dụng chính thức từ tháng 12/2009, các cơ quan quản lý đã muốn đưa thị trường xăng dầu theo cơ chế thị trường, chấm dứt tình trạng Nhà nước bù lỗ cho hoạt động kinh doanh trong suốt thời gian dài. Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng thực hiện, Nghị định này đã tạm “bị treo” và giá bán của các DN được chỉ đạo hoàn toàn bằng mệnh lệnh hành chính. Chính việc thực hiện nửa chừng này của thị trường xăng dầu đã dẫn đến một loạt hệ lụy.

Kỳ II: Khi doanh nghiệp sợ bán hàng

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.020
Xăng RON 95 - III
20.500
Xăng E5 RON 92 - II
19.400
Dầu DO 0,05S 18.140
Dầu DO 0,001S - V 18.360

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 31/10/2024

Giá dầu thô Brent