Chủ Nhật, 24/11/2024

Việc triển khai sử dụng nhiên liệu sinh học tại Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thử thách vô cùng lớn

Như Báo Giao thông đã đưa, từ 20h ngày 17/7, giá xăng dầu bất ngờ tăng. Ngày 18/7, Liên Bộ Tài chính - Công thương có thông báo lý giải việc cho phép tăng giá như trên là do giá xăng dầu trên thị trường thế giới bình quân 30 ngày gần đây (từ 17/6- 16/7/2013) biến động chủ yếu theo xu hướng tăng và luôn dao động ở mức cao. Cụ thể: Giá xăng RON 92: 117,47 USD/thùng; dầu diesel 0,05S: 121,60 USD/thùng; dầu hỏa: 118,91 USD/thùng, dầu mazut 3,5S: 612,24 USD/tấn.

Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Đức Thắng - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), cho rằng đợt tăng giá xăng dầu từ 420-470 đồng/lít ngày 17/7 đóng góp vào mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 so với tháng 7 là khoảng 0,15%.

Chiều 17/7, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (KTVB), Bộ Tư pháp đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính hủy bỏ Công văn 17060 ban hành ngày 7/12/2012 hướng dẫn Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư xác định thời điểm tính thuế đối với xăng dầu đã tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc tái xuất không hết được chuyển tiêu thụ nội địa. Theo Cục KTVB, công văn trên của Bộ Tài chính có nội dung sai trái, “bẻ ghi” cơ chế đã xác lập tại các văn bản pháp luật trước đó.

Ngày 17/7, Bộ Tài chính đã có văn bản số 9274/BTC-QLG về việc điều hành kinh doanh xăng dầu, cho phép các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối được tăng giá bán các chủng loại xăng dầu.

Thị trường xăng, dầu thế giới tăng giảm trái chiều trong phiên giao dịch đêm qua (16/7), song vẫn ở mức cao do nhà đầu tư không tìm được động lực mạnh để tiến hành các giao dịch lớn như vài phiên trước đó.

Tại nhiều cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương, khi được hỏi các vấn đề liên quan tới xăng dầu, đại diện Vụ Thị trường trong nước đều cho hay, những nội dung đó sẽ được đề cập theo Nghị định 84 sửa đổi.

Xăng dầu và gas đang đứng trước áp lực tăng giá do giá thế giới biến động.

Bắt đầu lùm xùm từ vài tháng gần đây, khi Tổng cục Hải quan có văn bản truy thu thuế đối với 7 doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu đầu mối với số tiền lên đến 345 tỷ đồng, tranh cãi xung quanh việc truy thu thuế đến nay vẫn chưa chấm dứt. Lý do bởi sự khác nhau về thời điểm tính thuế của xăng dầu tạm nhập - tái xuất (TN-TX), xuất phát từ sự vênh nhau của văn bản. Nhiều DN đầu mối khi đó đã tỏ ra hết sức bức xúc, vẫn nộp đủ số tiền còn thiếu theo văn bản yêu cầu, tuy nhiên bày tỏ thái độ sẽ phải làm “ra ngô ra khoai”.

Xăng dầu đang phải chịu áp lực tăng giá khi doanh nghiệp đầu mối “đồng thanh” kêu lỗ từ 700 đồng đến 890 đồng/lít tùy mặt hàng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng vẫn còn một công cụ đang bị “quên” trong điều hành giá - thuế nhập khẩu

Trang 60 trong 378Đầu tiên    Trước   55  56  57  58  59  [60]  61  62  63  64  Tiếp   Cuối