Chủ Nhật, 22/09/2024

(NDHMoney) - Nỗi lo về giá lại đè nặng lên người dân khi xăng lại tăng giá từ 29/03. Việc tăng giá của mặt hàng thiết yếu này có thể đẩy CPI tháng 4 tăng thêm 0,4%

Không chỉ lo việc tăng giá cước bất đắc dĩ để bù đắp chi phí có thể khiến khách hàng tẩy chay, các doanh nghiệp (DN) vận tải đang đau đầu với hệ lụy giá xăng dầu liên tục tăng phi mã trong những ngày qua.

Đợt tăng giá xăng dầu ngày 29-3 đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp vận tải cho biết giá cước vận tải sẽ tăng 5-7% sau đợt điều chỉnh lần này.

Sau khi giá xăng được điều chỉnh tăng thêm 2.000 đồng/lít, giá cả nhiều hàng hóa, nhất là tại các chợ lại được phen "té nước theo mưa".

Chiều 30-3, tại cuộc họp báo thường kỳ do Văn phòng Chính phủ tổ chức, ông Nguyễn Tiến Thỏa - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết việc điều chỉnh giá xăng, dầu lần này là bất khả kháng và không thể chậm trễ được nữa.

Cước vận tải sẽ tăng thêm 8%-20%. Tại Bến xe Miền Đông (TP.HCM), trong đợt lễ 30-4 và 1-5, các hãng đã dự tính tăng giá vé lên khoảng 40% hoặc hơn.

Tình trạng khan hiếm xăng dầu diễn ra ở các tỉnh, thành ĐBSCL trong những ngày qua đã đột ngột biến mất ngay sau khi giá xăng dầu tăng từ tối 29.3. Các cây xăng đều mở cửa bán xăng, dầu xả cửa, có nơi còn giảm giá để kéo khách cũ đến mua hàng.

Đến 29/3, nhiều nông dân ở An Giang vẫn không thể mua được xăng dầu phục vụ thu hoạch lúa.

Số liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy, chi tiêu tiêu dùng tăng nhanh trong tháng hai, nhưng phần lớn nguyên nhân là do giá dầu tăng vọt. Các nhà phân tích cho rằng, giá dầu cao, giá hàng hóa leo thang, đặc biệt là lạm phát Trung Quốc là “cơn gió ngược chiều” mà tăng trưởng kinh tế Mỹ thậm chí ngay cả kinh tế thế giới phải đối mặt.

Trang 254 trong 377Đầu tiên    Trước   249  250  251  252  253  [254]  255  256  257  258  Tiếp   Cuối