|
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet) |
Tuy nhiên, đến chiều 11/1 tại châu Á, dầu quay đầu giảm giá, sau khi kế hoạch thay thế đường ống được đưa ra.
Chốt phiên 10/1, giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 2/2011 tăng 1,22 USD lên 89,25 USD/thùng, còn giá dầu thô Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tăng 2,37 USD lên 95,70 USD/thùng.
Song, đến chiều 11/1 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 2/2011 giảm nhẹ 2 cent xuống 89,23 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn giảm 27 cent xuống 95,43 USD/thùng.
Nhà điều hành của TAP, Alyeska đã cho ngừng hoạt động của đường ống này, sau khi phát hiện sự cố rò rỉ tại một trạm bơm dầu ở khu vực North Slope hôm 8/1.
Công suất vận chuyển của TAP ước khoảng 630.000 đến 650.000 thùng/ngày. Các nhà phân tích của ngân hàng JPMorgan dự đoán việc tạm ngừng hoạt động của TAP sẽ kéo dài trong 2 đến 3 ngày tới.
Trong khi đó, Alyeska cho biết lỗ rò rỉ rất nhỏ và không có tác động nghiêm trọng nào đối với môi trường. Tom Barrett, Chủ tịch của Alyeska khẳng định mục tiêu của công ty này là thực thi mọi giải pháp để nhanh chóng đưa TAP hoạt động trở lại.
Victor Shum, chuyên gia cao cấp của công ty tư vấn năng lượng quốc tế Purvin & Gertz, có trụ sở tại Singapore đánh giá rằng việc ngừng hoạt động của TAP không quá nghiêm trọng, khi đường ống này có thể trở lại hoạt động trong vài ngày tới. Thêm vào đó, nguồn dự trữ dầu thô của các công ty lọc dầu Mỹ có đủ khả năng để đối phó với tình trạng gián đoạn nguồn cung do TAP ngừng hoạt động./.