Cũng là hợp lẽ khi cả thế giới phải cảnh giác với việc châu Á ngày càng khát năng lượng. Nếu như Trung Quốc và Ấn Độ có mức tiêu thụ các nhiên liệu hóa thạch ở mức tương tự như Mỹ thì kết quả của việc phát thải khí nhà kính sẽ chỉ làm trái đất nóng lên.
Nhưng các nước châu Á sẽ không chấp nhận việc phương Tây "rao giảng" về việc sử dụng năng lượng. Phương Tây đã tiến hành công nghiệp hóa nhanh chóng mà không hề phải lo lắng gì tới biến đổi khí hậu. Hiên giờ họ vẫn tiếp tục đóng góp một lượng khí nhà kính khổng lồ, đẩy thế giới tới gần điểm bùng phát mà ở đó, việc trái đất nóng lên đã không còn ngăn lại được.
Nếu như giờ đây phương Tây muốn các quốc gia châu Á phải chịu trách nhiệm cho việc kiềm chế các nguồn phát thải khí nhà kính mới, trước tiên họ phải nhận trách nhiệm cho những kho chứa cũ của họ và cả lượng khí phát ra hiện tại. Đó là lý do tại sao lại ở châu Á - bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ - lại có sự thống nhất rằng, bất kỳ giải pháp nào cho việc biến đổi khí hậu đều cần tới sự hy sinh lớn hơn từ phía các quốc gia phương Tây giàu có.
Tin tốt là chính sách công mạnh mẽ đó - đi kèm với các tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ - có thể giúp cho nhân loại như một giải pháp để giảm dần việc tiêu thụ năng lượng về tổng thể. Chính sách nhất quán và công nghệ tân tiến giải thích tại sao Nhật Bản chỉ sử dụng 1/10 năng lượng mà Trung Quốc cần tới để tạo ra hiệu suất kinh tế tương tự.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ có thể học được rất nhiều từ Nhật Bản, và may thay, các chính phủ này đang cam kết chặt chẽ để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và sử dụng công nghệ xanh. Zhenhua Xie - đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đào về biến đổi khí hậu - đã tuyên bố một cách dứt khoát là Trung Quốc không còn cách nào khác là phải theo đuổi phát triển bền vững.
Vào năm 2007, Trung Quốc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về Biến đổi Khí hậu do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đứng đầu, và đã thông qua Chương trình Quốc gia về Biến đổi Khí hậu - chương trình đầu tiên của một quốc gia đang phát triển. Trung Quốc nhắm tới việc giảm tiêu thụ năng lượng tính trên đơn vị GDP xuống 20% - tới mức của năm 2005 - vào năm 2010.
Còn với Ấn Độ, tại Hội nghị Thượng đỉnh G8 vào tháng Bảy năm 2009, Thủ tướng Manmohan Singh nói: "Sự thật chẳng thể nào nói khác đi được chính là, các quốc gia đang phát triển đã chủ quan, hoặc là đã không quan tâm tới việc giải quyết các hậu quả của biến đổi khí hậu". Thực vậy, vào năm 2008, Ấn Độ đã công bố một Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu đầy tham vọng, trong đó bao gồm tám nhiệm vụ quốc gia, bao gồm cả các nhiệm vụ tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và năng lượng mặt trời.
Châu Á cũng là mặt trận tiên phong trong lĩnh vực sáng kiến công nghệ năng lượng và các nỗ lực về mặt chính sách. Công ty phi lợi nhuận Grameen Shakti hiện đang dẫn đầu thế giới trong việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời cho các khu nông thông nghèo khó. Từ năm 1996 tới năm 2009, Grameen Shakti đã lắp đặt 750.000 hệ thống năng lượng mặt trời cho các hộ gia đình tại Bangladesh để cung cấp nguồn điện không phát thải khí nhà kính cho hơn hai triệu người dân.
Trung Quốc đã tăng gấp đôi hiệu suất tiêu thu năng lượng tại các vùng nông thôn từ giữa năm 1983-1998 bằng cách phân phối các lò sưởi an toàn và sạch hơn tới 185 triệu hộ gia đình. Tại Singapore, 1.2 triệu người tiêu dùng đã được trang bị Hệ thống Bán điện tự động, đưa ra các báo hiệu về mức giá theo thời hạn, do đó họ có thể biết cách tiết kiệm điện trong suốt các thời gian cao điểm.
Ấn Độ, Trung Quốc và một nhóm các quốc gia châu Á khác cũng chứng kiến tăng trưởng đáng kể tại các công ty năng lượng địa phương và việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Ấn Độ xếp hạng thứ năm trên thế giới trong tổng lượng sản xuất phong điện và đứng thứ ba về nguồn phong điện bổ sung vào năm 2008. Suzlon Energy - một công ty Ấn Độ khởi nghiệp từ năm 1995 với chỉ 20 người, đã trở thành một trong số các công ty dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực phong điện, với văn phòng đặt ở 21 quốc gia.
Tuy vậy, Trung Quốc vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về tiềm lực năng lượng tái tạo, tiềm lực thủy điện cỡ nhỏ, và việc sử dụng các lò sưởi từ nước nóng; đứng thứ hai thế giới về phong điện bổ sung vào năm 2008 (trên cả Đức và Tây Ban Nha); và đứng thứ ba về tổng lượng sản phẩm ethanol. Suntech - một công ty Trung Quốc được thành lập vào năm 2001 hiện là nhà lắp ráp các tấm pin mặt trời đứng thứ ba trên thế giới. Philippines đứng thứ hai thế giới về tổng lượng điện địa nhiệt; Indonesia đứng thứ ba thế giới về tổng lượng điện địa nhiệt.
Tuy nhiên, các chính sách cũng như các sáng kiến về mặt công nghệ tại châu Á đều không thể giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu. Chỉ có một sự thỏa thuận chủ yếu giữa phương Tây và phần còn lại mới đáp ứng được điều này.
Trong con mắt của hầu hết các nhà hoạch định chính sách của châu Á, mức đóng góp mà phương Tây đề xuất - chủ yếu là Mỹ - đối với việc giải quyết vấn đề là không thích đáng. Đơn giản là công chúng Mỹ không được hỏi để đưa ra bất kỳ sự hy sinh đáng kể nào. Tuyên bố của G8 rằng các thành viên của họ sẽ giảm 80% lượng carbon phát thải vào năm 2050 mà không có bất kỳ cam kết trả trước nào. Và thời gian vẫn trôi đi. Hiện nay, mật độ CO2 trong bầu khí quyển của Trái đất là 380 phần triệu (ppm). "Điểm bùng phát" có thể xảy ra khi mật độ này lên tới mức 450 ppm.
Các quốc gia đang phát triển - đặc biệt là các quốc gia châu Á - sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề nhất từ việc trái đất ấm lên: bão lũ, mực nước biển dâng, và các dòng người tị nạn ồ ạt. Các quần đảo của Maldives có khả năng sẽ hoàn toàn biến mất.
Trong những bối cảnh đó, các quốc gia châu Á không thể chấp nhận khoanh tay đứng nhìn. Thách thức lớn nhất mà châu Á đối mặt là vận dụng bộ máy lãnh đạo chính trị và tri thức để cứu thế giới và bản thân mình.
Kishore Mahbubani
Về tác giả: Kishore Mahbubani là Giám đốc của Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore.