Chính sách ngoại giao năng lượng của Ấn Độ và Trung Quốc
16/11/2010 2:44:00 CHTin trong nước

Để minh họa chúng ta có thể xem xét trường hợp của Ấn Độ và một vài quốc gia gần kề với nước ta. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ từ năm 2000 đến nay luôn ở mức trên 8%/năm. Cùng với tốc độ gia tăng dân số, hai yếu tố này tạo thành động lực thúc đẩy mức tiêu thụ năng lượng của nước này lên rất nhanh,vì vậy Ấn Độ đã trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn thứ 6 của thế giới.

Một giếng dầu ngoài khơi Ấn Độ Dương của Ấn Độ (Ảnh: Consumerenergyreport.com)

Sản lượng dầu của Ấn Độ hiện nay đạt khoảng 700.000 thùng/ngày trong lúc tiêu thụ khoảng gần 2,5 triệu thùng/ngày. Khoảng cách giữa sản lượng dầu khí quốc gia và nhu cầu dầu khí là một trong những nguyên nhân tạo ra xu hướng tăng cường đầu tư vào các dự án dầu khí ở nước ngoài của nước này nhằm trước tiên là bảo đảm nguồn cung cho thị trường nội địa.

Tiếp theo, mối quan hệ của Ấn Độ với các nước láng giềng cũng như tình hình chính trị trong khu vực khá phức tạp buộc Ấn Độ phải đầu tư vào những nước nằm ngoài Châu Á- Thái Bình Dương để giảm thiểu rủi ro địa chính trị.

Ngoài ra, các công ty dầu khí Ấn Độ có nguồn lực tài chính-công nghệ-nhân lực khá dồi dào lại được chính phủ hỗ trợ toàn diện nên các dự án dầu khí ở nước ngoài có thể mang lại cho họ khả năng sinh lợi lớn thông qua tăng trữ lượng dự trữ hay bán trữ lượng để củng cố doanh thu. Chính phủ Ấn Độ sử dụng rất tốt quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước thuộc Liên Xô cũ, Việt Nam,các nước châu Phi, Mỹ latin và áp dụng chính sách ngoại giao năng lượng để thúc đẩy các dự án dầu khí, đảm bảo các thỏa thuận thăm dò- khai thác, mua các tài sản dầu khí, giúp cho các công ty dầu khí Ấn Độ gặt hái nhiều thành công.

Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu đứng thứ hai trên thế giới, họ cũng có nhiều điểm tương đồng với Ấn Độ xét về mặt khoảng cách cung-cầu nên an ninh năng lượng là một vấn đề lớn trong nhiệm vụ bảo đảm tốc độ phát triển kinh tế -xã hội.Do đó việc đầu tư cho hoạt động dầu khí ở nước ngoài của Trung Quốc được đặt ra rất sớm và có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ và các công ty dầu khí.

Điểm khác biệt giữa 2 nước này là mục tiêu của Trung Quốc đa dạng và phức tạp hơn, nguồn vốn cũng dồi dào hơn do có thặng dư thương mại lớn. Địa bàn hoạt động đầu tư dầu khí của Trung Quốc là toàn cầu nhưng dường như trọng tâm nhắm vào các nước Trung Á để hướng dòng dầu từ bồn trũng Caspy và các nước thuộc Liên Xô cũ chảy về phía đông, đồng thời mở đường để tiếp cận với dầu khí Trung Đông.

Ngoài khu vực này, đối tượng rất quan trọng khác mà Trung Quốc có lợi thế là những quốc gia có nhiều bất hòa với Mỹ và Tây Âu. Lợi nhuận của đầu tư dầu khí là lợi nhuận tổng hợp cả về kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự nên các công ty dầu khí Trung Quốc rất mạnh tay trong đấu thầu giành các dự án cũng như mua tài sản dầu khí.

(Còn tiếp...)

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.080
Xăng RON 95 - III
20.520
Xăng E5 RON 92 - II
19.340
Dầu DO 0,05S 18.500
Dầu DO 0,001S - V 18.610

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 21/11/2024

Giá dầu thô Brent