Góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia
Ngày 5-12-1997, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá X đã thông qua Nghị quyết 07/1997/QH10 về dự án NMLDDQ với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm.
Triển khai Nghị quyết này, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) và một số bộ ngành hữu quan khác cùng với tỉnh Quảng Ngãi, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) khẩn trương triển khai dự án. Đến tháng 8-2004, Dự án hoàn thành phát triển thiết kế tổng thể, tiến độ không đạt so với yêu cầu. Vì vậy, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI ra Nghị quyết số 44/2005/QH11 về tập trung chỉ đạo xây dựng NMLDDQ. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 546/QĐ-TTg điều chỉnh Dự án đầu tư NMLDDQ, phấn đấu hoàn thành xây dựng và đưa Nhà máy vào vận hành trong năm 2009.
|
Nhà máy Lọc dầu số 1 Dung Quất. Ảnh: Internet |
Với nỗ lực cao, ngày 22-2-2009, Nhà máy đã thử nghiệm sản xuất dòng sản phẩm đầu tiên đạt chất lượng. Ngày 30-5-2010, tổ hợp nhà thầu Technip đã chính thức bàn giao Nhà máy cho chủ đầu tư.
Như vậy, sau 13 năm triển khai, Dựa án NMLDDQ đã hoàn thành cơ bản tất cả các gói thầu, hạng mục, được chạy thử, nghiệm thu, bàn giáo và đưa vào vận hành thương mại ổn định ở 100% công suất thiết kế, cho ra sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quy định của Việt Nam cũng như tiêu chuẩn quốc tế.
Đến thời điểm hiện nay, sản phẩm của nhà máy đã đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát huy hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên dầu thô của đất nước.
Với việc NMLDDQ đi vào hoạt động, tại khu vực này từng bước hình thành tổ hợp lọc hoá dầu đầu tiên của Việt Nam. Góp phần xây dựng được đội gnũ lao động có trình độ phục vụ yêu cầu ngày càng cao trong thời kỷ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cụ thể là chuận bị cho việc xây dựng tổ hợp lọc dầu mới như Nghi Sơn (Thanh Hoá), Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu).
Dự án NMLDDQ đã tạo đột phá trong phát triển kinh tế đối với tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và thúc đẩy kinh tế khu vực miền Trung của đất nước nói chung.
Sớm hoành thành công tác quyết toán và vận hành nhà máy an toàn, hiệu quả
Bên cạnh những thành công của Dự án NMLDDQ, Uỷ ban Khoa học Công nhệ và Môi trường của Quốc hội đã chỉ ra 4 hạn chế tồn tại cần rút kinh nghiệm đó là: Dự án đã chậm tiến độ 9 năm. Đặc biệt giai đoạn trước 2005, do chưa được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện một cách quyết liệt, dự toán và phương án huy động nguồn tài chính, lựa chọn nhà thầu liên doanh chưa thực sự chuẩn xác; Dù nhà máy đã đưa vào hoạt động với 100% công suất, nhưng vẫn còn một số tồn tại nhỏ về kỹ thuật. Công tác di cân, tái định cư, bồi thường, giải phóng mặt bằn vẫn cần được quan tâm tiếp tục xử lý; so với các công trình quan trọng quốc gia khác, thì đây là dự án có tốc độ quyết toán vào loại nhanh. Tuy vậy, hiện nay, chủ đầu tư và nhà thầu vẫn còn một số hạng mục cần thanh quyết toán, kiểm toán theo quy định; việc huy động nguồn nhân lực và thu xếp tài chính cho dự án chưa đáp ứng được với yêu cầu trong từng giai đoạn cụ thể.
Trước thực tế đó, Uỷ ban Khoa học Công nhệ và Môi trường của Quốc hội kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư, các cơ quan hữu quan hoàn thành toàn bộ công tác quyết toàn và vận hành công trình an toàn, hiệu quả. Khắc phục các vấn đề kỹ thuật còn tồn đọng và tiêu thụ sản phẩm, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Chỉ đạo việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động liên tục. Ngoài ra, có kế hoạch mở rộng nâng cao hiệu quả, công suất Nhà máy phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể của khu kinh tế Dung Quất và quy hoạch phát triển kinh tế miền Trung.