Đấu thầu khí tự nhiên tại Iraq bị thờ ơ
21/10/2010 9:43:00 CHTin trong nước

Trong khi Iraq rất kỳ vọng vào việc đấu giá các mỏ khí đốt này thì các công ty lớn của phương Tây lại không mấy mặn mà.

Hình minh họa một mỏ khí đốt của Iraq. Nguồn ảnh: Internet

Nỗ lực mới đây nhất của Iraq nhằm hồi sinh và tái thiết ngành năng lượng bị tàn phá sau nhiều năm chiến tranh đã không nhận được nhiều sự quan tâm, với việc buổi đấu thầu khí đốt hôm thứ Tư vừa qua (20/10) chỉ thu hút được các công ty dầu nhỏ. Một lần nữa, nó cho thấy khi xét tới việc đặt nguy cơ về an ninh của đất nước Iraq và phần lời thu về lên bàn cân, thì chỉ có dầu lửa là nhử được các nhà khổng lồ dầu lửa của phương Tây.

Dẫn đầu cuộc đấu thầu năng lượng lần thứ ba của đất nước kể từ sau khi cựu Tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ vào năm 2003, Bộ trưởng Dầu lửa Hussain al-Shahristani có vẻ như chú trọng nhiều hơn vào việc thuyết phục những người tham dự ở đó hơn là đảm nhận vai trò của một người tin vào những gì mà ông có những thứ mà người khác cần.

Al-Shahristani nói một sự bùng nổ trong sản xuất dầu lửa được trông đợi sau hai vòng đàm phán cấp phép cho dầu lửa rõ ràng là thành công hơn vào hồi năm ngoái.

Ông nói với các công ty rằng buổi đấu thầu hiện tại rất "quan trọng" đối với Iraq. Rất ít công ty bị thuyết phục bởi điều này, chỉ có 5 trong số 13 công ty chi trả cho phí tham dự là nộp tiền bỏ thầu.

"Từ góc độ của Iraq, đó quả là một sự thất vọng" - Samuel Ciszuk - một nhà phân tích về năng lượng khu vực Trung Đông cùng với trung tâm IHS Insight tại London - cho biết. "Họ đã rất hy vọng vào các công ty có nhiều kinh nghiệm hơn cùng tham gia vào các mỏ khai thác này".

Chỉ có một công ty phương Tây duy nhất ra giá là Total (Pháp) bỏ thầu thất bại với yêu cầu bồi thường cao gấp ba lần so với công ty thắng thầu cuối cùng.

Sau cùng, Korea Gas Corp. của Hàn Quốc, Kuwait Energy (Cô-oét), Turkish Petroleum International Co. (Thổ Nhĩ Kỳ) và  KazMunaiGas của Kazakhstan trở thành người thắng thầu, giành quyền khai thác khối lượng vào khoảng 10% trong tổng số 112 nghìn tỉ feet vuông trong các mỏ khí đốt của Iraq.

"Nếu ai đó nhìn vào các mỏ khí đốt dự trữ của Mỹ, cộng với những sự phát triển tại nhiều nước trong khu vực, thì sẽ thấy sức hấp dẫn thực sự của Iraq lại là dầu thô,  chứ không phải là khí đốt" - Olivier Jakob - giám đốc điều ành của hãng tư vấn Petromatrix có trụ sở tại Thụy Sĩ - cho biết. "Tôi nghĩ là bạn có thể nhìn thấu suốt lợi ích được phát triển trong các lĩnh vực liên quan tới dầu thô so với trong các lĩnh vực khí đốt".

Nói về các công ty thắng thầu, Jakob cho biết: "đó không phải là các công ty dầu khí hàng đầu".

Rõ ràng là Iraq cần nhiều hơn thế.

Bất chấp lượng dự trữ dầu thô thông thường của của Iraq nằm trong nhóm ba nước đứng đầu thế giới, quốc gia này vẫn bị thiếu hụt điện. Thúc đẩy sản xuất khí đốt được cho là chìa khóa để giải quyết sự thiếu hụt này.

Các công ty có vẻ như không sẵn sàng chấp nhận rủi ro cho việc bơm hàng triệu đô-la vào ba mỏ khí đốt này trong khi Iraq không có nhiều phương thức đảm bảo nào có thể cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết, hoặc họ có thể tìm được các đối tác xuất khẩu trong một thế giới tràn ngập trong khí tự nhiên.

Những bất trắc về mặt an ninh tại Iraq cũng được cân nhắc kỹ lưỡng.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.080
Xăng RON 95 - III
20.520
Xăng E5 RON 92 - II
19.340
Dầu DO 0,05S 18.500
Dầu DO 0,001S - V 18.610

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 21/11/2024

Giá dầu thô Brent