|
Các thành viên OPEC (Ảnh: VisitBulgari) |
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa, trong tiếng Anh viết tắt là OPEC (viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries).
OPEC là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad (từ 10 tháng 9 đến 14 tháng 9 năm 1960).
Các thành viên tiếp theo là Qatar (1961), Indonesia (1962), Libya (1962), Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Indonesia (1962 đến 2008) và Gabon (1975–1994) cũng từng là thành viên của OPEC. Trong năm năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Genève, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Wien, Áo từ tháng 9 1965.
Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới.
Mục tiêu chính thức được ghi vào hiệp định thành lập của OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi bị các biện pháp cưỡng chế vì các quyết định của OPEC.
Nhưng thật ra nhiều biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong các cơn khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách cao giá trong thời gian dài.
Tại lễ kỷ niệm, Tổng thư ký OPEC Abdalla Salem El-Badri cho rằng, OPEC bảo đảm các nước thành viên trong khối sẽ tuân thủ hạn ngạch sản lượng khai thác dầu theo quy định.
OPEC là một tổ chức kinh tế, không liên quan đến vấn đề chính trị. Hoạt động của tổ chức là sản xuất dầu mỏ, và chúng ta hoan nghênh chức Chủ tịch OPEC của Iran. Ông tin tưởng rằng Iran sẽ không làm gì khác với các chủ tịch OPEC trước và việc Iran giữ chức Chủ tịch OPEC không ảnh hưởng đến uy tín của khối.