Hết năm, Dung Quất vẫn tồn trên 157 ngàn m3 sản phẩm
18/10/2010 7:42:00 SATin trong nước

Theo nguồn tin của Sài Gòn Tiếp thị, tính từ đầu tháng 10 đến nay, đã có tám doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối xác nhận sẽ tăng mua xăng, dầu của nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất để giảm bớt nguy cơ tồn kho lớn tại nhà máy này.

Trong số các doanh nghiệp tuyên bố “cứu” Dung Quất, riêng Petrolimex đã nhận và cam kết tiêu thụ mua 273.100 m3 xăng dầu của NMLD Dung Quất trong tháng 10. Trong các tháng 11 và tháng 12 năm 2010, Petrolimex dự kiến sẽ mua tổng cộng tối thiểu 407.300m3. Petrolimex còn chuẩn bị phương án cho thuê kho chứa trong tháng tháng 12/2010 để giải phóng hàng cho NMLD Dung Quất trong trường hợp không đủ sức chứa, tổng khối lượng khoảng 200.000 m3,

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) đã nhận và cam kết sẽ tiêu thụ giúp NMLD Dung Quất trong cả quý 4/2010 là: 392.000 m3. Công ty Thương mại và kỹ thuật đầu tư (PETEC) cũng đã nhận và cam kết sẽ tiêu thụ trong quý 4/2010 là: 434.000 m3.

Công ty xăng dầu hàng không (Vinapco) trong tháng 10 cũng đã xác nhận mua 10.000 m3 xăng dầu của NMLD Dung Quất. Trong các tháng 11 và tháng 12 năm 2010, Vinapco dự kiến sẽ mua tổng cộng tối thiểu 77.000 m3 (trong đó bao gồm 50.000m3 nhiên liệu bay JET A-1). Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp khác như tổng công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ, công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dầu khí Đồng Tháp, tổng công ty Xăng dầu Quân đội cũng đã đàm phán với NMLD Dung Quất, cam kết hỗ trợ, mua sản phẩm Dung Quất.

Theo tính toán của tập đoàn Dầu khí Việt Nam, sau khi đã được các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác “xúm” vào tiêu thụ giúp, dự kiến, đến 31.12.2010, tại NMLD Dung Quất sẽ còn tồn khoảng 157.200 m3. Nhưng tập đoàn này cho rằng, đây là mức tồn kho tương đương với tỷ lệ tồn kho hợp lý trong sản xuất thường xuyên của Nhà máy.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.080
Xăng RON 95 - III
20.520
Xăng E5 RON 92 - II
19.340
Dầu DO 0,05S 18.500
Dầu DO 0,001S - V 18.610

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 21/11/2024

Giá dầu thô Brent