Điểm tin Toàn cảnh dầu khí ngày 6/10/2010
06/10/2010 8:21:00 SATin trong nước

Ukraine sẽ chỉ mua 41 tỷ m3 khí đốt của Nga trong năm tới, thay vì mua 55 tỷ m3 như hợp đồng trước đó đưa ra.

Ukraine cắt giảm lượng khí đốt mua từ Nga

Theo đó, Ukraine sẽ chỉ mua 41 tỷ m3 khí đốt của Nga trong năm tới, thay vì mua 55 tỷ m3 như hợp đồng trước đó đưa ra.

Hình minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine cho biết, dự trữ khí đốt của nước này đã đạt tới mức kỷ lục là 27 tỷ m3 khí đốt. Điều này khiến cho Chính phủ Ukraine đưa ra quyết định cắt giảm lượng khí đốt mua từ Nga. Nước này chỉ cần khoảng 20 - 22 tỷ m3 khối khí đốt/năm.

Công ty Khí đốt Quốc gia Naftogaz của Ukraineđã được phía Nga chấp nhận cắt giảm 30% lượng khí đốt mua từ nước này. Tuy nhiên Nga cũng đặt điều kiện trao đổi là chính phủ 2 nước tiếp tục thỏa thuận đã được ký kết hồi tháng 4 về việc gia hạn thuê căn cứ hải quân của Nga tại bán đảo Crimea ít nhất là tới năm 2042.

Các công ty năng lượng lớn dừng hoạt động ở Iran

Ngày 30/9, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết 4 công ty dầu mỏ lớn của châu Âu là Total (Pháp), Statoil (Na Uy), Eni (Italy) và Shell (Hà Lan) sẽ chấm dứt các hoạt động của họ tại Iran để tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ, vốn được đưa ra nhằm gây sức ép đối với Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.

Hồi tháng 7 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký một đạo luật mở rộng phạm vi trừng phạt đối với Iran, cho Mỹ quyền lực để trừng phạt các công ty nước ngoài cung cấp xăng dầu cho Iran. Trong các biện pháp, các công ty có thể cam kết rút khỏi các dự án đầu tư tại Iran, tuy nhiên vẫn được phép tiếp tục các hợp đồng có ràng buộc về pháp lý hiện có.

Trong một diễn biến liên quan, Inpex Corp - nhà thăm dò dầu khí lớn nhất Nhật Bản cũng đang xem xét việc rút khỏi dự án dầu mỏ Azadegan ở Iran. Ngoài ra, Hãng Dầu Hoàng gia Hà Lan Shell và Tập đoàn dầu mỏ Repsol (Tây Ban Nha) cũng từ bỏ các cuộc đàm phán về việc nâng cao sản lượng khí tự nhiên ở mỏ South Pars của Iran.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg, Washington đã áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Công ty Naftiran Intertrade, một chi nhánh tại Thụy Sĩ của Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC), cơ sở được Mỹ cho là nguồn cung cấp hàng trăm triệu USD cho nước Hồi giáo này.

Sinopec mua cổ phần dự án năng lượng tại Brasil của Repsol trị giá 7,1 tỷ USD

Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc (Sinopec) - nhà sản xuất dầu khí lớn thứ 2 Trung Quốc  đã mua 40% cổ phần trong các dự án năng lượng tại Brasil của Tập đoàn Dầu khí Repsol (Tây Ban Nha) với giá 7,1 tỷ USD. Repsol sẽ kiểm soát 60% cổ phần còn lại.

Đây là thương vụ thu mua tài sản dầu khí ở nước ngoài lớn thứ 2 từ trước đến nay được thực hiện bởi một công ty Trung Quốc trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng vọt của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.  

Repsol có cổ phần trong các lô ở bồn trũng Santos và Espirito Santo của Brasil và đang dự kiến đầu tư 14 tỷ USD theo kế hoạch đã thông qua năm 2019. Với số tiền thu được từ thương vụ này, công ty con của Repsol tại Brasil là Repsol Brasil sẽ có kinh phí đảm bảo để đầu tư phát triển các mỏ Guara và Carioca, gần Rio de Janerio và Sao Paulo, có trữ lượng ước tính là 3 tỷ thùng.  

Ukraine mời Ba Lan tham gia hiện đại hoá đường ống dẫn khí

Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovik đã đề nghị Ba Lan tham gia hiện đại hóa đường ống dẫn khí gas của Ukraine. Tuyên bố được đưa ra hôm 1/10 trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ba Lan nhân diễn đàn của Tổ chức quốc tế “Chiến lược châu Âu Yalta” đang diễn ra tại Yalta, Ukraine.

Ông Yanukovik cũng hé lộ khả năng Ba Lan có thể tham gia quản lý hệ thống đường ống dẫn khí gas mà qua đó Nga cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu. Ông cũng nhấn mạnh rằng “Ukraine đã hoàn thành nghĩa vụ trung chuyển khí đốt và đã không có sự khiếu nại nào về việc Ukraine không thực hiện các thỏa thuận với Ba Lan”.

Theo Tổng thống Yanukovik, việc này có lợi cho cả Ukraine, Ba Lan và Nga. Đồng thời ông Yanukovik  tuyên bố rằng, việc cải thiện quan hệ Ukraine - Nga sẽ đảm bảo cho việc cung cấp ổn định khí gas của Nga sang châu Âu.

Nga: Chuyến hàng khí đốt đầu tiên qua South Stream sẽ được thực hiện vào cuối năm 2015

Đại diện Tập đoàn khí đốt Gazrpom (Nga) xác nhận rằng Gazrpom dự kiến sẽ chuyển chuyến hàng khí đốt đầu tiên cho các khách hàng châu Âu qua hệ thống đường ống dẫn khí South Stream vào cuối năm 2015.

Dự án đường ống khí đốt “Dòng chảy phương Nam” (South Stream) do Gazprom và tập đoàn năng lượng Eni của Italy cùng khởi xướng, nhằm vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu. Hệ thống có khả năng vận chuyển 2,2 nghìn tỷ feet khối khí/năm (tương đương gần 63 tỷ m3 khí/năm) khi hoàn thành và đi vào phục vụ. Khí đốt được vận chuyển từ Nga qua Biển Đen vào Bulgaria, tiếp đó chia thành hai nhánh, một hướng về phía Tây Bắc tới Áo, nhánh còn lại hướng về phía Nam tới Hy Lạp và sau đó quay sang phía Tây tới miền Nam Italy.

Trong một diến biến liên quan, ngày 1/10 vừa qua, Macedonia đã hội đàm với Gazprom với mong muốn gia nhập vào dự án South Stream. Với sự gia nhập trước đó của Rumania và sự gia nhập mới (dự kiến) của Macedonia, South Stream hoàn toàn có thể bỏ qua Bulgaria nếu quan hệ giữa Moscow và Sofia có trở nên căng thẳng.
 
Exxon Mobil chấm dứt kinh doanh bán lẻ ở Nhật Bản

Suy giảm nhu cầu về xăng dầu trong nước đã khiến Exxon Mobil - công ty dầu lớn nhất thế giới, bắt đầu rút khỏi việc kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại thị trường Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên một công ty dầu quốc tế lớn rút khỏi đất nước mặt trời mọc.

Exxon Mobil cho rằng nhu cầu xăng dầu đang suy giảm của Nhật Bản trong tương lai gần sẽ không có gì triển vọng trong khi doanh số bán hàng của Exxon Mobil tại Nhật cũng sụt giảm kỷ lục. Hiện, Exxon Mobil đang lên kế hoạch bán quyền tiếp thị, phân phối khí và các sản phẩm xăng dầu khác theo từng vùng.

Công suất sử dụng của các nhà máy lọc dầu tại quốc gia này cũng suy giảm liên tục, ước tính trung bình chỉ đạt 75% của năm ngoái. Toàn bộ các chi nhánh Exxon Mobil tại Nhật, điều hành kinh doanh 4.688 trạm xăng với 3 nhãn hiệu: Essso, Mobil và General. Số trạm xăng này chỉ xếp thứ 2 sau số trạm xăng của Tập đoàn dầu mỏ lớn nhất Nhật Bản - JX Holdings Inc là 12.584 trạm.

Chevron được cấp phép khoan dầu ở vùng nước sâu Biển Bắc

Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu Anh cho biết hôm 1/10, Chính phủ Anh đã cấp giấy phép khoan thăm dò cho Tập đoàn năng lượng Chevron (Mỹ) ở vùng biển phía Tây đảo Shetland (thuộc Scotland). Đây là lần đầu tiên Anh cấp phép khoan dầu ở vùng nước sâu kể từ khi xảy ra thảm họa tràn dầu ở Vịnh Mexico do sự cố sập giàn khoan Deepwater Horizon của Tập đoàn dầu khí Anh (BP) gây nên.

Kể từ sau sự cố đó, tuy bác bỏ nhiều lần các đề xuất cho một lệnh cấm khoan nước sâu ở Biển Bắc nhưng Anh đã thắt chặt hơn quy định về khoan thăm dò tại vùng biển này, thậm chí còn ngặt nghèo hơn nhiều so với  những quy định này tại Vịnh Mexico trước cả khi vụ tràn dầu của BP diễn ra. Để đi tới quyết định cấp phép cho Chevron, Chính phủ Anh đã yêu cầu Chevron xem xét kỹ lưỡng kế hoạch ứng phó của mình trong quá trình khoan nhằm đảm bảo sự an toàn.

Trước đó 2 tuần, các nhà hoạt động của Tổ chức Hòa bình Xanh leo lên tàu khoan dầu của Chevron ở Biển Bắc để phản đối việc khoan dầu dưới đáy biển vùng này.

Sản lượng dầu của các nước OPEC sụt giảm trong tháng 9

Khảo sát của Bloomberg News cho thấy, trong tháng 9 vừa qua, sản lượng dầu thô của các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sụt giảm 145 nghìn thùng, tương đương 0,5% xuống còn trung bình 29,055 triệu thùng/ngày - mức thấp nhất kể từ tháng 1/2010, chủ yếu do một lỗi kĩ thuật xảy ra trên tuyến đường ống dẫn dầu tại Iraq.

Sản lượng dầu mỏ của tất cả các nước thành viên OPEC (trừ Iraq), có quotas, đã sụt giảm 95 nghìn thùng xuống còn 26,76 triệu thùng/ngày. Trong đó, sản lượng của  Saudi Arabia - nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất trong OPEC đã giảm 40 nghìn thùng xuống còn 8,25 triệu thùng dầu/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng Ba.

Trong tháng 9/2010, sản lượng dầu của Iraq sụt giảm 50 nghìn thùng, tương đương 2,1%, xuống còn 2,295 triệu thùng, mức sụt giảm mạnh nhất của OPEC và thấp nhất kể từ 10/2008 khiến quốc gia vùng vịnh Persian này tụt xuống vị trí thứ 4 trong tháng về sản xuất dầu mỏ trong OPEC. Được biết, dầu thô của Iraq xuất khẩu qua Thổ Nhĩ Kì đã sụt giảm 20% do một lỗi kĩ thuật xảy ra hôm 24/9 trên phần đường ống thuộc Iraq.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
20.300
Xăng RON 95 - III
19.760
Xăng E5 RON 92 - II
18.940
Dầu DO 0,05S 17.040
Dầu DO 0,001S - V 17.470

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 19/9/2024

Giá dầu thô Brent