Đây là lời cảnh báo cho tâm lý lạc quan đang bao trùm và cho thấy, giai đoạn trước mắt sẽ có những khó khăn, chính sách điều hành sẽ khó có được sự thuận lợi như thời gian qua.
Thách thức điều hành
Nếu coi tăng trưởng là yêu cầu cao nhất thì lạm phát luôn là thách thức lớn nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô. Sau ba phần tư thời gian của năm 2010, Việt Nam tạm yên với lạm phát để tập trung cho tăng trưởng. Đó là một quảng thời gian mà chính sách điều hành thống nhất như dự tính khi kẻ phá bĩnh "lạm phát" không đáng ngại. Tuy nhiên, mọi việc có thể xoay sang chiều hướng khác sau tháng 9/2010.
Buổi giao ban kinh tế - xã hội tháng 9/2010 mới đây tại Bộ KH-ĐT đã phản ánh rõ nét điều này. Trong khi rất nhiều báo cáo từ TƯ, địa phương có không khí lạc quan với các chỉ só vĩ mô khá tốt được nhắc đến nhiều nửa đầu cuộc họp thì lạm phát lại nổi lên là vấn đề đầy lo ngại trong phần thảo luận sau đó. Một lần nữa, lạm phát lại gửi một thông điệp cảnh báo rất "đúng thời điểm".
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2010 tăng tới 1,31% so với tháng trước thực sự là một đột biến và trở thành bất ngờ với nhiều người. Ngay cả Bộ Tài chính trước đó cũng khẳng định không có chuyện CPI tăng độ biến và dự đoán cao nhất cũng chỉ 1%. Và sự đột biến này, nói như ông Võ Trí Thành - Viện Phó Viện Ngiên cứu Quản lý kinh tế TƯ, điều này sẽ làm cho chính sách điều hành kinh tế khó khăn hơn và có thể sẽ không còn có được sự thống nhất.
|
Lo ngại lạm phát tăng cao vào cuối năm (ảnh thuongmaidichvu) |
Theo tính toán, chỉ số CPI năm 2010 đến cuối tháng 9 đã là 6,46%. So với mục tiêu thấp 7% thì chỉ còn hơn 0,5% và mục tiêu cao là 8% thì cũng chỉ có 1,5% cho ba tháng còn lại. Khoảng cách còn lại là quá ít cho cho sự xoay xở của các nhà quản lý. Chính vì thế, thật dễ hiểu lo ngại trên đây của ông Võ Trí Thành.
Sự tăng giá của CPI tháng 9 được phần tích từ Tổng cục Thống kê là do sự tăng cao của một số nhóm hàng hóa mùa vụ như đồ dùng học tập và dịch vụ giao dục. Những yếu tố này rồi sẽ qua nhưng điều quan ngại xuất phát từ những nguyên nhân chính khác, như: tác động tăng tỷ giá, sự gia tăng liên tục của giá cả thế giới và điều chỉnh giá trong nước như xăng dầu, tăng giá nguyên vật liệu đầu vào: sắt thép, gas... chưa có dấu hiệu dừng lại.
Chính vì thế, bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Tổng cục Thống kê) nhắc lại những những yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng vừa qua như xăng dầu, học phí sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến giá cả trong các tháng tới. Đặc biệt, việc tăng tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến giá hàng hóa nhập khẩu, làm tăng chí phí đầu vào sản xuất và đẩy giá thị trường lên cao. Điều nay càng trở nên đáng lo ngại khi khả năng thâm hụt cán cân thanh toán năm 2010 vẫn sẽ ở mức cao. Trong khi đó, chu kỳ tiêu dùng và tăng giá cuối năm đang đến sẽ gây thêm sức ép cho lạm phát.
Sau cơn sốc "lam phát" tháng 9, Cục Quản lý giá Bộ Tài chính vẫn khá tự tin khi cho rằng, nếu ngiêm túc thực hiện các biện pháp quản lý giá và bình ổn thị trường thì thì mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 8% vẫn khả thi.
Tuy nhiên, ông Võ Trí Thành cảnh báo, lạm phát cả năm 2010 có thể lên đến 8-9%. Bi quan hơn, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội nhận định, CPI tính theo mức bình quân thì 9 tháng năm 2010 so với 9 tháng 2009 đã tăng tới 8,64%. Nếu đã này thi CPI bình quân cả năm có thể lên đến hai con số. Như vậy, mục tiêu 7- 8% là khó khả thi.
Cảm nhận làn sóng tăng giá cuối năm
Ngay sau thông tin lạm phát lên cao là liên tiếp những thông tin bất lợi đến từ thị trường hàng hóa. Đáng chú ý nhất là mặt hàng gas đã tăng thêm 15.000 đồng/bình. Sự tăng giá của mặt hàng gas cho thấy cả áp lực đang dồn lên giá cả trong nước là tăng giá thế giới và tăng tỷ giá nhập khẩu. Cùng số phận với gas nhiều mặt hàng trong đó có xăng dầu đang chịu nhiều sức ép tăng giá.
Trong khi đó, một thông tin làm "rát mặt" những nhà quản lý thị trường là từ đầu tháng 10 đã có hơn 300 mặt hàng đã tăng giá với mức tăng từ 3-10%. Nguyên nhân chính được các nhà cung cấp đưa ra là: giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng, điều chỉnh tỷ giá cùng tác động gián tiếp.
Trong khi đó, diễn biến tăng giá trên thị trường vàng, lên giá âm thầm của USD trong ngân hàng và cả chợ đen càng làm cho sức nóng trên thị trường thêm tăng.
|
Chu kỳ tăng giá cuối năm đã đến. (Ảnh: sieuthi) |
Chính vì thế, Cục Quản lý giá Bộ Tài chính cũng nhận định, trong tháng 10, giá một số các mặt hàng sẽ tiếp tục ở mức cao và tăng nhẹ. Quý IV luôn là giai đoạn giá cả tăng cao nhất trong năm.
Với kinh nghiệm của mình, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, giá cả sẽ chưa thể dừng lại. Đợt tăng giá lần này mới chỉ là khởi đầu cho nguy cơ bùng phát giá cả cuối năm. Trong khi đó, các biện pháp bình ổn giá như mọi lần xem ra chưa có nhiều tác động.
Trong khi đó, lãi suất trên thị trường đang có dấu hiệu đi xuống, các ngân hàng đang muốn đẩy mạnh cho vay cuối năm... Một lượng tiền mới sẽ được đưa ra lưu thông sau khi các vướng mắc được tháo gỡ. Điều này có ý nghĩa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đồng thời kéo theo sự ấm lên của thị trường chứng khoán và bất động sản. Tuy nhiên, nó cũng là yếu tố quan trọng nhất khiến lạm phát có thể sẽ trầm trọng hơn.
Hơn nửa năm liền, yếu tố lạm phát tăng thấp, thậm chí có tháng dưới 0,1% đã khiến cho nhiều chính sách được tính toán và áp dụng trên một suy tính là lạm phát ổn định. Tuy nhiên, với diễn biến mới cho thấy lạm phát luôn là ẩn số không dễ đoán định. Sự đột biến của lạm phát sẽ khiến nhiều chính sách điều hành buộc phải xoay chuyển và đảo chiều với mong muốn là giữ lạm phát 3 tháng cuối năm trung bình 0,5%/tháng.
Song, đó thực là điều không dễ. Những con số mục tiêu đề ra có thể sẽ được điều chỉnh, kể cả đó là mục tiêu lớn nhất vì chúng ta đã có tiền lệ làm điều đó nhưng đang sau các mục tiêu đó là một loạt hệ thống chính sách đã được định hướng và vận hình theo một xu hướng đã định là một điều không dễ điều chỉnh. Sau lạm phát đột biến sẽ có những đột biến chính sách để ứng phó. Đó là một hệ lụy đáng lo ngại.