Dầu nhiên liệu ở châu Á tăng mạnh trong tháng 9
19/09/2010 8:50:00 SATin trong nước

Các lô hàng dầu nhiên liệu (dầu FO) xuất sang Singapore đang sẵn sàng được đẩy lên mức cao nhất trong tháng 9 kể từ 6 tháng trở lại đây, làm tăng mức thiệt hại phát sinh do các nhà máy lọc dầu ở Châu Á, theo như khảo sát của Bloomberg.

Tháng 9 này, hàng nhập khẩu sẽ nhảy vọt lên khoảng 25% lên 4 triệu tấn so với hồi tháng 8, dựa theo ước tính trung bình của 5 thương nhân ở Singapore và Tokyo được Bloomberg khảo sát.

Sản xuất dầu FO, lượng dầu thô còn dư được sử dụng làm nhiên liệu cho tàu biển và để phát điện, đang tăng lên vì các công ty đang đẩy mạnh năng suất để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao hơn trước nhu cầu ngày càng tăng. Các nhà máy lọc dầu thường hay phát sinh tổn thất ở dầu nhiên liệu, được thể hiện qua chênh lệch giá giữa dầu thô và dầu thành phẩm, tổn thất này sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận từ xăng và dầu diesel.

“Nó đang đè nặng lên thị trường dầu nhiên liệu. Mức chênh lệch giá có thể chạm tới ngưỡng10 USD/thùng trong tháng 9”, theo ông Yasuhito Imaizumi, Giám đốc công ty Petro Summit Pte ở Singapore, chi nhánh của Tập đoàn Sumitomo, là công ty thương mai lớn thứ 3 Nhật Bản.

Chênh lệch giá giữa dầu FO lưu huỳnh 180 centistoke ở Singapore và dầu thô Dubai đã tăng lên mức tối thiểu 6,65 USD/thùng hôm 13/9, đây là mức chênh lệch cao nhất trong vòng 2 tháng, và hôm 16/9 chênh lệch đạt mức tối thiểu là 6,29 USD/thùng, 3,82 USD/thùng trong tháng 8, và 4,14 USD/thùng hồi năm ngoái, theo số liệu tổng hợp từ Bloomberg. Singapore chính là trung tâm buôn bán dầu lửa lớn nhất của Châu Á.

Nguồn cung từ Nga

Theo các nhà thương buôn, khối lượng dầu nhiên liệu của Nga được chuyển từ Mỹ sang Singapore có thể làm tăng thêm lượng hàng đang bị dư thừa trong tháng này. Khoảng ¼ hàng xuất khẩu của Nga là dầu FO loại Straight-run, theo ông Akira Kamiyama thuộc công ty Mitsui & Co.

Ông Kamiyama - một thương gia ở Tokyo - nói rằng: “Đại khái, mỗi tháng có khoảng một triệu tấn dầu của Nga được nhập vào nước Mỹ. Lượng hàng này có thể được xuất sang Singapore trong tháng này vì các nhà máy lọc dầu Mỹ đã giảm tỷ lệ hoạt động.”

Tốc độ hoạt động các nhà máy lọc dầu ở Mỹ - quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - đã giảm xuống 87% năng suất hồi cuối tháng 8, mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua, theo Bộ Năng lượng.

Trong tháng 7, tốc độ này đã chạm tới mốc cao nhất là 91,5% trong vòng 34 tháng vì dịp nghỉ hè người lái xe nạp nhiều nhiên liệu hơn. Những nhà máy lọc dầu ở Mỹ thường ngừng hoạt động để bảo dưỡng sau mùa lái xe, khi nhu cầu về nhiên liệu trong mùa đông vẫn chưa tăng. Tỷ lệ này đạt 87,6% trong tuần đầu tiên của tháng 9 tính đến ngày 10/9.

Chênh lệch giá dầu

Lượng dầu xuất sang Châu Á cũng đang đổ dồn từ Châu Âu do các nhà thương buôn bị hấp dẫn bởi mức chênh lệch giá. Giá chuẩn trong vận tải đường thủy giữa Amsterdam và Antwerp vẫn giữ ở mức trung bình 25,36 USD/tấn dưới mức giá điều chỉnh tháng thứ hai ở Singapore trong tháng 8, trong đó chi phí vận chuyển dầu từ Châu Âu sang Châu Á hơn 10,40 USD đến 11,10 USD/tấn, theo giá cước chở dầu từ công ty Clarkson.

Lượng dầu FO còn tồn ở Rotterdam đã leo lên 8% thành 856.000 tấn tính đến ngày 16/9, mức cao nhất kể từ hôm 22/7, theo nhà tư vấn PJK International BV, công ty nghiên cứu ngành công nghiệp dầu mỏ ở Oosterhout, Hà Lan.  
Dự trữ dầu nhiên liệu trên đất liền ở Singapore đã nhảy vọt 15% lên 23,28 triệu thùng, tương đương với 3,6 triệu tấn dầu, mức cao nhất kể từ tháng 5, theo số liệu của chính phủ.

Trong tháng này, có ít nhất 3 hạm thuyền của công ty Very Large Crude Carriers (VLCC) được thuê chở dầu nhiên liệu từ Rotterdam đến Singapore, theo các nhà môi giới tàu biển thuộc công ty Clarkson Plc.

Hôm 14/9 vừa qua, Litasco - chi nhánh buôn bán dầu thuộc OAO Lukoil, nhà sản xuất phi chính phủ lớn nhất nước Nga - đã chở 270.000 tấn dầu trên tàu Genmar Vision với giá 2,8 triệu USD, theo Clarkson. Tập đoàn Vitol Group đã thuê tàu Front Kathrine chở dầu hôm 16/9 với giá 2,9 triệu USD, và BP Plc thuê tàu Maran Castor chở dầu hôm 26/9 với giá 3 triệu USD.

Nhu cầu nhiên liệu tàu biển

Trong tháng 8, nhu cầu về nhiên liệu cho tàu biển (Bunker) ở Singapore đã chậm lại sau khi leo lên mức cao nhất từng có hồi tháng 7, theo ông Imaizumi thuộc công ty Petro Summit.

Ông cho biết: “Nhu cầu ổn định duy nhất mà tôi thấy là nhiên liệu có độ nhớt 500 centistoke. Hiện nay, nhu cầu về độ nhớt cao dành cho các con tàu container lớn khá mạnh. Điều đó có thể phản ánh sự phân phối hàng hóa mạnh hơn hỗ trợ nền kinh tế đang hồi phục ở khu vực này của Châu Á”.

Định mức Centistoke đo độ nhớt khi dầu FO được  hâm nóng. Độ Centistoke càng cao thì tỷ lệ dòng chảy càng chậm và đòi hỏi phải pha trộn với các nhiên liệu nhẹ hơn để sử dụng cho động cơ tàu và các trạm điện.
Singapore đã xử lý 2,53 triệu TEU trong tháng 7, mức kỉ lục kể từ tháng 10/2008, theo số liệu từ Tổng công ty Hàng hải và Cảng biển của Singapore.

Khoảng 500.000 tấn dầu nhiên liệu 500 Cts được giao dịch hàng tháng ở Singapore.

Doanh thu nhiên liệu tàu biển ở Singapore đã giảm 5,3% trong tháng 8 so với tháng đầu tiên là 3,38 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 3, theo số liệu sơ bộ từ Tổng công ty Hàng hải. Doanh thu cao hơn 10,2% so với hồi năm ngoái.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
20.300
Xăng RON 95 - III
19.760
Xăng E5 RON 92 - II
18.940
Dầu DO 0,05S 17.040
Dầu DO 0,001S - V 17.470

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 19/9/2024

Giá dầu thô Brent