Một sự thật về OPEC
20/09/2010 7:36:00 SATin trong nước

Ba tổ chức lớn, Cơ quan Năng lượng quốc tế, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cục Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) đều dự báo cầu và cung dầu dài hạn sẽ tăng. Cùng với đó, các doanh nghiệp dầu khí và công ty tư vấn cũng tin tưởng OPEC sẽ giúp điều hòa được dự báo nhu cầu toàn cầu và nguồn cung của các nước ngoài OPEC.

Nhưng họ đã sai: sản lượng của OPEC sẽ không ăn khớp với những dự tính đó, vì chúng được dựa trên những mô hình dự báo nhiều khiếm khuyết và lỗi thời.

Trong các dự báo tới năm 2030, ba tổ chức này đều có chung quan điểm nhu cầu năng lượng thế giới sẽ tăng, các nước đang phát triển đóng góp nhiều nhất trong diễn biến này, và nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm ưu thế chủ yếu. Họ cũng đồng tình, sự phụ thuộc vào dầu của các thành viên OPEC sẽ tăng lên khi nguồn tài nguyên dầu của nhóm không thuộc OPEC thu hẹp lại và chi phí khai thác đắt đỏ hơn. Nhưng một sai sót lớn trong việc mô hình hóa thị trường dầu thế giới đã khiến những dự báo này trở nên thiếu thực tế, giống như dự án đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai gần.

Các mô hình dự đoán hiện nay tính toán nhu cầu dầu thế giới dựa trên các biến số như tăng trưởng kinh tế (hay thu nhập quốc gia), giá dầu, giá hàng hóa thay thế dầu, và nhu cầu dầu trong quá khứ. Họ cũng dự đoán sản lượng ngoài OPEC với các yếu tố như giá dầu, chi phí sản xuất, và nguồn cung trước đây. Nhưng sau khi dự đoán nhu cầu thế giới và nguồn cung ngoài OPEC, những mô hình này vô hình chung lại thừa nhận OPEC sẽ cung cấp phần còn lại – mà không tính tới yếu tố thái độ hay sự sẵn sàng của các thành viên OPEC trong việc đáp ứng nhu cầu dư thừa đó hay không. Vì lý do này, những mô hình trên dự báo “OPEC sẽ được kêu gọi” bổ sung phần chênh lệch giữa nhu cầu thế giới và nguồn cung dự tính ngoài OPEC.

Ý tưởng đối với mô hình “kêu gọi OPEC” thắng thế sau khi lệnh cấm vận dầu tháng 10 năm 1973 được ban hành (với Mỹ và các quốc gia ủng hộ Israel trong cuộc chiến với Ai Cập và Syria), thời điểm không nhiều nhà kinh tế am hiểu sâu thị trường dầu mỏ. Mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng năng lượng này sau đó đã thu hút các nhà kinh tế học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Để chẩn đoán vấn đề, họ đã mở những bộ công cụ của mình và sử dụng những gì có sẵn: nếu mô hình cung – cầu không thể áp dụng, thì mô hình độc quyền sẽ thay thế.

Các nhà kinh tế học, chính trị gia, và giới truyền thông vì thế thấy thuật ngữ “cacten” nghe có vẻ hợp lý hơn. Theo mô hình độc quyền, cacten này sẽ luôn cung cấp phần chênh lệch giữa tổng cầu và sản lượng của các thành viên không thuộc cacten. Mặc dù tình hình đã thay đổi đáng kể kể từ đầu những năm 1970, và mô hình cacten đã thể hiện nhiều sai sót chết người, nhưng người ta vẫn không ngại sử dụng nó ngày nay.

Cacten trong trường hợp này là OPEC, được giả định sẽ luôn sản xuất đủ phần chênh lệch giữa nhu cầu thế giới và sản lượng ngoài OPEC. Nhưng OPEC đã không còn năng lực sản xuất dự phòng (spare capacity) từ giai đoạn năm 2005 đến đầu năm 2008, và không thể nâng sản lượng khi nhu cầu tăng. Giá cả đã leo cao và vượt qua mọi dự đoán ban đầu.

Các nước thành viên OPEC gần như không thể sản xuất đủ bù đắp khoản thiếu hụt giữa ước tính nhu cầu thế giới và nguồn cung ngoài OPEC. Ví dụ, trong dự báo mới đây của mình, kịch bản bình thường của EIA là tới năm 2035, OPEC sẽ tăng thêm khoảng 11 triệu thùng dầu mỗi ngày so với mức sản xuất năm 2010. Liệu điều này có khả thi hay không khi khả năng sản xuất đang giảm với tốc độ ít nhất 3%?

Hãy kiểm tra phép tính: ở mức suy giảm 3%, OPEC cần phải tăng thêm 17 triệu thùng/ngày tới năm 2035 chỉ để duy trì mức sản xuất năm 2010. Nếu EIA dự báo sản lượng của OPEC sẽ tăng khoảng 11 triệu thùng/ngày, thì OPEC cần phải bổ sung thêm 28 triệu thùng/ngày trong 25 năm nữa, một mục tiêu bất khả thi – thực tế công suất sản xuất hiện nay chỉ tương đương với mức giữa những năm 1970.

Tình hình sẽ còn trở nên tồi tệ hơn nếu sản xuất tại các nước không thuộc OPEC thấp hơn mức dự báo; giá dầu chắc chắn sẽ tăng mạnh để kìm hãm nhu cầu và tạo cân bằng mới khi cung thấp hơn.

Có sáu nhân tố hạn chế mô hình dự báo hiện nay:

- Thay đổi từ đầu tư dầu sang khí tự nhiên tại các nước sản xuất dầu;

- Sức tiêu thụ dầu trong nước tại các thành viên OPEC tăng – vì thế làm giảm xuất khẩu;

- Phản ứng của các nước sản xuất dầu mỏ các tuyên bố đảm bảo độc lập năng lượng tại các quốc gia tiêu thụ, và dẫn tới việc họ (OPEC) tự phát triển các ngành tiêu hao nhiều năng lượng, đồng thời giảm xuất khẩu dầu và khí. Các quốc gia sản xuất dầu tin rằng nếu họ không thể xuất khẩu dầu cho các quốc gia tiêu thụ, thì ít nhất cũng có thể xuất khẩu các sản phẩm từ dầu khác như hóa dầu;

- Thiếu khả năng hấp thụ đầu tư ở các mức giá dầu cao (khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế địa phương) làm cho các thành viên OPEC không sẵn sàng sản xuất thêm dầu. Nếu các quốc gia OPEC không thể đầu tư khoản doanh thu dôi ra, họ có thể sẽ quyết định giữ lại dầu dưới mặt đất;

- Điều quan trọng nhất là, nhu cầu gia tăng sản xuất mới để bù đắp cho 3% suy giảm tại các mỏ dầu của OPEC lớn đến mức không thể đáp ứng trong không quá 20 – 25 năm nữa;

- Việc OPEC không thể đáp ứng được kỳ vọng và giá cao hơn do thiếu hụt sẽ tạo ra cơ hội tuyệt vời cho các công ty dầu, nhà sản xuất độc lập, và các nhà đầu tư chứng khoán tư. Nó cũng sẽ tạo ra cơ hội cho các nguồn năng lượng khác bù đắp vào thiếu hụt do các thành viên OPEC để lại.

Thực tế, cứ theo dự tính tăng trưởng nhu cầu năng lượng trong hai thập niên nữa, và khả năng thiếu hụt cung tại OPEC so với dự tính hiện nay, mô hình sự đoán hiện nay sẽ mất đi ý nghĩa của nó.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.080
Xăng RON 95 - III
20.520
Xăng E5 RON 92 - II
19.340
Dầu DO 0,05S 18.500
Dầu DO 0,001S - V 18.610

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 21/11/2024

Giá dầu thô Brent