Sau năm 2011sẽ xóa dần việc trợ giá, bù giá: Trả lại quyền định giá cho thị trường!
09/09/2010 1:20:00 CHTin trong nước

2 năm trước là xăng dầu, và sắp tới đây trong Đề án “Những định hướng lớn về giá cả trong chiến lược tài chính giai đoạn 2011 – 2020” điện, than, nước sạch... và nhiều mặt hàng thiết yếu, quan trọng khác mang tính chất đầu vào nền kinh tế cũng sẽ được loại bỏ cơ chế trợ giá, bù giá như đã từng thực hiện với xăng dầu.

Sẽ có chính sách hỗ trợ hợp lý
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, tới đây sẽ xóa bỏ việc trợ giá, bù giá, thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước; tôn trọng quyền tự định giá, thỏa thuận giá và cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật...

Với những loại hàng hóa, dịch vụ độc quyền, tính chất cạnh tranh hạn chế (đất đai, tài nguyên, khoáng sản, kết cấu hạ tầng, điện, dịch vụ công) phải được tính đúng, tính đủ theo nguyên tắc thị trường, tạo điều kiện cho các đơn vị cung ứng dịch vụ công thực hiện hạch toán kinh tế, tự chủ trong kinh doanh. Xóa cơ chế trợ giá hàng hóa dịch vụ quan trọng thiết yếu mà pháp lệnh giá quy định như: điện, than, khí là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện, đạm, cước bưu chính, cước vận chuyển hành khách bằng xe buýt trong đô thị, khu công nghiệp; chi phí về môi trường cho sản xuất kinh doanh. Xóa cơ chế bù chéo về giá và doanh thu giữa các nhóm khách hàng đối với một số loại giá như: điện bưu chính viễn thông, nước sạch...

Băn khoăn về  chính  sách  an  sinh  xã  hội  sau  khi  bỏ việc  trợ  giá, bù  giá, ông  Thoả cho  biết: Đã tuân thủ cơ chế thị trường thì không chấp nhận bao cấp, bù giá, bù chéo về giá. Tuy nhiên, sẽ phải có chính sách hỗ trợ hợp lý bằng các chính sách khác để đảm bảo an sinh xã hội đối với các đối tượng khó khăn khi phải đối mặt với cơ chế thị trường.
 
Bỏ trợ  giá, doanh  nghiệp  buộc  phải cạnh  tranh  lành mạnh
Hầu  hết  các  chuyên  gia  trong lĩnh  vực  giá  cả đều  cho  rằng: Trợ giá đã trở nên gánh nặng quá sức cho ngân sách, sự không công bằng của trợ giá ngày càng hiện rõ, và hậu quả của trợ giá đang làm cho hiệu quả kinh  doanh bị biến dạng. Chẳng hạn  biện pháp bỏ trợ giá xăng dầu đã giải phóng hàng chục ngàn tỉ đồng ngân sách để chi vào những chương trình mà người nghèo được hưởng nhiều hơn, công bằng hơn.

TS. Vũ Đình Ánh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng: Nhà nước can thiệp vào thị trường làm giá   bị “bóp méo”, chỉ  có  doanh  nghiệp  được  lợi. Bởi với cơ chế giá bù lỗ, trợ giá  nhiều mặt hàng như hiện nay,  xét về mặt tổng thể, lợi ích chung của xã hội đều bị thiệt hại. Khi giá cả thế giới xuống thấp, lợi ích của người tiêu dùng bị xâm hại; ngược lại khi giá cả thế giới lên cao thì lợi ích của Nhà nước lại bị thiệt hại.

Do  vậy, việc bãi bỏ trợ giá và quy định giá sẽ hướng các doanh nghiệp tiến tới cơ chế quỹ bình ổn giá. Quỹ này sẽ tích lũy lợi nhuận khi giá thế giới xuống thấp, để bù lỗ cho giai đoạn giá thế giới tăng cao.

Khi nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp khó có thể kéo dài mãi khả năng cạnh tranh ảo dựa trên cơ cấu ảo của giá thành sản phẩm. Một khi không còn trợ giá, sự sàng lọc khắc nghiệt của cạnh tranh sẽ làm hiện rõ doanh nghiệp nào hiệu quả, doanh nghiệp nào không. Như một quy luật tất yếu, ai không hiệu quả sẽ phải nhường lại sân chơi cho người hiệu quả hơn. Kết quả là người tiêu dùng được lợi.

Chẳng hạn, trợ giá cho  mặt  hàng  xăng dầu, các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu hầu như không phải chịu sức ép nào để trở nên hiệu quả hơn, vì  kinh  doanh càng lỗ càng được trợ giá nhiều hơn. Trong khi  đó, người dân yên tâm hưởng giá xăng dầu thấp nhưng lại  không  biết  rằng số  tiền  được dùng để trợ cấp giá đó  lại được lấy từ  chính tiền thuế  của mình, còn doanh  nghiệp  hoạt  động  thiếu hiệu  quả  thì lại  được  hưởng  lợi.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng: Rõ ràng nếu  xét về phía cung, dùng một phần ngân sách để bình ổn giá cả sẽ dẫn đến tình trạng có khả năng phải cắt giảm phần kinh phí dùng để hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp. Hậu quả của tình trạng này là nguồn cung không thể gia tăng, do đó càng làm tăng thêm bất cân đối cung cầu.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.080
Xăng RON 95 - III
20.520
Xăng E5 RON 92 - II
19.340
Dầu DO 0,05S 18.500
Dầu DO 0,001S - V 18.610

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 21/11/2024

Giá dầu thô Brent