Cách 1: Sử dụng hệ thống chip điện tử: (bán trên thị trường với giá 200.000 đồng)
Được cài đặt, giấu trong máy bơm xăng để
ăn cắp xăng của người tiêu dùng. Chip điện tử này được đấu nối bằng hệ
thống dây dẫn chôn ngầm dưới mặt đất dẫn vào phòng điều hành phía trong
cây xăng. Hệ thống chip điện tử này được nhân viên điều khiển bằng máy
tính trung tâm phía trong phòng điều hành nên khách hàng không thể phát
hiện được.
|
Lực lượng chức năng đang tiến hành đong kiểm tra xăng tại cây xăng gian lận. |
Còn nếu phát hiện thấy đoàn kiểm tra
đến, các nhân viên trong phòng điều hành sẽ rút sợi dây dẫn nối từ cột
bơm xăng vào phòng điều hành, khi đó máy bơm xăng sẽ trở về chế độ hoạt
động đúng. Khi đoàn kiểm tra đi, hệ thống trộm cắp điện tử này sẽ được
đấu nối trở lại.
Cách 2. Tăng tín hiệu khuyếch đại ở đường truyền đo lường về.
Cũng giống như mô-tơ nước, hệ thống động
cơ có một thiết bị đo gắn trên đường ống gọi là cảm biến. Bộ điều khiển
chuyển tín hiệu tới board mạch bằng 3 cách phổ biến như: điện áp, dòng
điện hoặc số xung. Sau đó, bộ vi xử lý sẽ đưa lên màn hình. Từ đó, người
tiêu dùng biết được số liệu về khối lượng và giá tiền xăng. Giả sử mọi
thứ không thay đổi, ta lắp thêm một thiết bị ngay trên đường chuyển điện
áp về, khuyếch đại lên, tác động vào thiết bị đo lường làm thay đổi chỉ
số trên màn hình tự động. Đây cũng là cách ăn cắp xăng phổ biến nhất mà
nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn thường sử dụng.
Cách 3. Bấm cò
Theo một nhân viên làm việc ở cây xăng
đã “về hưu” tiết lộ. Do tâm lý người tiêu dùng đi đổ xăng theo số tiền
chẵn như: 20.000, 30.000, 40.000 đồng, chính là cơ hội cho những cây
xăng có thể lợi dụng để bớt xén.
Một ví dụ cụ thể như sau: Khi bạn đổ
xăng với số tiền 50.000 đồng thì chỉ cần đổ tới 30.000 đồng, sau đó nhân
viên cây xăng chỉ cần bấm 2 cái thì đồng hồ sẽ nhảy lên số tiền 50.000
đồng. Tuy nhiên nhân viên này không giải thích thêm về cách thức bấm để
nhảy số tiền.
Cách 4. Đổ trồng
Cách này khá đơn giản và nếu để ý thì
người tiêu dùng cũng dễ dàng phát hiện ra. Các nhân viên cây xăng sẽ đổ
cho người này 20.000 đồng, sau đó sẽ đổ tiếp cho người kia. Ví dụ, có 2
cây xăng đang chạy, một bên đồng hồ đã hiện thị sẵn 20.000 đồng, nhưng
nếu vào giờ cao điểm người đổ xăng thường phải vượt lên hẳn phía trước
để cho người sau xếp hàng, trong lúc đó nhân viên bán xăng sẽ thực hiện
thao tác đổ trồng cho nhanh mà không ấn đồng hồ về số 0, và như thế nhân
viên bán xăng có thể kéo vòi ở cây bên này để đổ cho người đứng cây bên
kia.
Cách 5.
Khi bạn đổ xăng với số tiền 30.000 đồng,
nhưng khi đồng hồ báo đến 25.000 đồng thì nhân viên cây xăng ngắt vòi
bơm ở ngay chỗ tay cầm, rồi nhẹ nhàng dốc vòi bơm cho xăng chảy ngược
lại vào trong cây, sau đó tiếp tục bấm lại vòi để tống hơi vào trong
bình xăng xe (lưu ý: khi bơm hơi vào bình xăng, đồng hồ vẫn tính tiền
của người tiêu dùng như thường, nhưng lại không có giọt xăng nào chảy
vào trong bình). Đây là cách rất phổ biến, thường được các nhân viên lợi
dụng.
Còn một mánh nữa là: Khi hai
nhân viên bán xăng cùng đứng trên một cột bán xăng, một người dùng vòi
bơm xăng cho khách, nhưng sẽ lợi dụng sơ ý của người tiêu dùng để rút
vòi bơm ra và người kia nhanh tay bấm đồng hồ về số 0.
Những thông tin ở trên chỉ là một trong
số vô vàn cách “ăn cắp” của một số cây xăng hiện nay và thiệt hại nặng
nề nhất vẫn là những người tiêu dùng. Điển hình gần đây nhất vào ngày
27/7, tại cây xăng của doanh nghiệp tư nhân Hoàng Xuân Lộc tại xóm 7, Cổ
Nhuế, Từ Liêm, cơ quan chức năng đã phát hiện vụ trộm cắp xăng lớn nhất
từ trước tới nay. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều doanh nghiệp bán xăng sử
dụng cách thức “ăn cướp” của người tiêu dùng để chuộc lợi cá nhân mà
chưa bị phát hiện.