|
Từ đầu năm nay, thêm thuế nhập dầu diesel từ Hàn Quốc về Việt Nam cũng giảm về 5%, thuế xăng về 10% (thấp hơn thị trường khác 10%). |
Theo đó, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Tài chính được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá, chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở làm căn cứ điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
“Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong công thức tính giá cơ sở đối với sản phẩm xăng dầu thì mức thuế nhập khẩu là mức thuế nhập khẩu ưu đãi - MFN”, Bộ Công Thương khẳng định.
Về vấn đề doanh nghiệp xăng dầu lãi lớn nhờ chênh lệch thuế, Bộ Công Thương không đề cập đến nhưng lại cho rằng đã và đang tiếp tục đề nghị và phối hợp với Bộ Tài chính sớm có giải pháp tài chính tổng thể xử lý hài hòa việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo lộ trình của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) theo cam kết hội nhập quốc tế trên cơ sở bảo đảm lợi ích của nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất xăng dầu và các đối tượng tiêu dùng.
Trong khi đó, lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu đang có thị phần lớn tại Việt Nam cho rằng năm qua và đầu năm nay nhiều doanh nghiệp xăng dầu được hưởng lợi vì hội nhập được giảm thuế và cách tính giá bán lẻ của liên bộ đã vô tình tạo ra chênh lệch trên.
Hiện Bộ Tài chính chưa lên tiếng về vấn đề này.
Trước đó, theo cam kết hội nhập Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế áp dụng trong năm 2015 với dầu diesel và mazut là 5% và từ 1/1/2016 là 0% (thuế với xăng vẫn là 20%, tương tự các thị trường khác).
Từ đầu năm nay, thêm thuế nhập dầu diesel từ Hàn Quốc về Việt Nam cũng giảm về 5%, thuế xăng về 10% (thấp hơn thị trường khác 10%).
Trong khi đó, theo Thông tư 78 được Liên bộ Công Thương Tài chính ban hành tháng 5/2015, giá cơ sở được tính dựa trên thuế suất nhập khẩu 20% với xăng, 10% với dầu diesel và mazut là 10%.
Mức chênh lệch thuế suất đã khiến các doanh nghiệp xăng dầu được hưởng lợi lớn.