Cuối tháng 7 vừa qua, người tiêudùng (NTD) không khỏi kinh ngạc khi CA TP.Hà Nội phát hiện hành vi ăn cắp xăngsố lượng lớn nhất từ trước đến nay tại cây xăng trên đường Phạm Văn Đồng (CổNhuế, Từ Liêm). Theo tính toán ban đầu, với mỗi lít xăng, NTD bị doanh nghiệpnày móc túi 1.199 đồng.
Những tưởng việc chế tạo ra con chip “ma" móc túi hàng nghìn tỷ đồng của ngườidân sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc, tuynhiên, theo phân tích của nhiều chuyên gia điện tử, việc này “nhẹ nhàng” giốngnhư hacker giải mật mã hay những tay thợ bẻ khóa chuyên nghiệp.
|
Nguyễn Tuấn Quang - tác giả của trò gian lận tại cây xăng đang thực hành lại việc chế tạo chíp điện tử (Ảnh: CATP) |
Ai có đủ khả năng chế tạo racon chip “ma”?
Như báo chí đã đưa tin, khi CA TP.Hà Nội ra lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Tuấn Quang- kẻ đã làm ra con chip điện tử để ăn cắp xăng. Tại cơ quan chức năng, đối tượngnày khai nhận, để chế tạo được con chip điện tử mới, Quang đã tháo board mạchđiện tử dùng để ăn cắp xăng cũ, nghiên cứu mạch in đồng phía sau, vẽ lại lêngiấy và đánh dấu các số chân của vi mạch điện tử, chân của tụ điện... Sau đó,dùng các dây đồng nhỏ hàn lại theo mạch vẽ, lấy các nút trên board mạch cũ, cắtmột miếng nhôm nhỏ để uốn thành hộp, đưa toàn bộ các linh kiện đã đấu nối vàotrong hộp, đổ nhựa biến thế vào, lèn chặt rồi đấu vào đầu dây dẫn. Tiếp đó,Quang tự chế lại ổ cắm ở đầu dây điện có con chíp này đấu vào cột bơm xăng.
Tuy nhiên, theo ý kiến phản hồi của nhiều độc giả cũng như những người hiểu biếttrong lĩnh vực điện tử thì việc Quang – một nhân viên bơm xăng bình thường - cókhả năng sáng chế ra thiết bị chip điện tử thật hay không? Hay đó chỉ là "contốt" thí mạng nhằm cố tình che giấu cho một người thực sự đứng sau chuyện này -người có đủ năng lực để chế tạo ra con chip “ma quái” và bán lại cho người khác?
Trao đổi với phóng viên, TS. Nguyễn Hồng Quang, giảng viên bộ môn Tự động hóa của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng tỏ ta hoài nghi những điều mà thủ phạm bị bắt khai nhận. Bởi theo TS. Quang, về nguyên tắc, để làm ra con chip điện tử này phải là người biết lập trình, biết chương trình thế nào. Hơn nữa, để đưa vào sử dụng trước đó người thực hiện đã phải trải qua cả một quá trình thử nghiệm, thay đổi chương trình tùy theo cấu hình của máy rồi mới lắp lên mạch.
Ngoài ra, sau khi đi vào hoạt động, người chế tạo ra board mạch này phải thường xuyên theo dõi, chỉnh đi, chỉnh lại để ra được một sai số phù hợp. “Nếu một người suốt ngày chỉ đứng bơm xăng rồi tự mình mày mò chế tạo ra con chip này thì bản thân tôi, tôi không tin” – TS. Quang nhận định.
Cũng theo TS. Quang, một người có khả năng tạo ra con chip “ma” này về kĩ thuật, ít nhất phải đạt trình độ tốt nghiệp CĐ điện tử, hoặc khoa Điện – Tự động hóa của các trường Đại học. Quan trọng hơn, người chế tạo phải có những thông tin cơ bản của việc thiết kế chế tạo board mạch có thể điều khiển được từ máy tính. Và để làm được điều này, đòi hỏi một người không chỉ tốt nghiệp xong mà phải có một quá trình đi làm, tham gia thực tế.
Đối với một kĩ sư, về nguyên tắc làm điều này rất dễ. “Nếu có yêu cầu thì chỉ nghiên cứu trong vòng một tháng, thậm chí là một tuần là có thể làm ra ngay” – TS. Quang nói.
Ăn cắp xăng: Rất dễ?
Theo thầy Nguyễn Kim Ánh, giảng viên khoa Tự động hóa trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng: Có nhiều cách để ăn cắp xăng dầu. Việc cây xăng số 47 phố Phạm Văn Đồng (của ông chủ Hoàng Xuân Lộc) sử dụng hệ thống board mạch giấu trong máy bơm, trong đó chip điện tử được đấu nối rất tinh vi bằng hệ thống dây dẫn chôn ngầm dưới mặt đất, chỉ là một trong vô vàn những hình thức che đậy gian lận của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
|
Chỉ cần 200.000 đồng mua linh kiện, sau ít nhất 1 tuần chế tạo dưới tay nghề của một anh trung cấp điện, một board mạch điện tử dùng để ăn cắp xăng, "móc túi" NTD nhanh chóng, dễ dàng ra đời. |
Về nguyên tắc, để “móc túi” NTD, các cây xăng có thể đã sử dụng 2 cách sau:
Thứ nhất là tăng tín hiệu khuyếch đại ở đường truyền đo lường về. Cũng giống như mô-tơ nước, hệ thống động cơ có một thiết bị đo gắn trên đường ống gọi là cảm biến. Bộ điều khiển chuyển tín hiệu tới board mạch bằng 3 cách phổ biến bằng điện áp, dòng điện hoặc số xung. Sau đó, bộ vi xử lý sẽ đưa lên màn hình. Từ đó, NTD biết được số liệu về khối lượng và giá tiền xăng. Giả sử mọi thứ không thay đổi, ta lắp thêm một thiết bị ngay trên đường chuyển điện áp về, khuyếch đại lên, tác động vào thiết bị đo lường làm thay đổi chỉ số trên màn hình tự động.
Chỉ cần 200.000 đồng mua linh kiện, sau ít nhất 1 tuần chế tạo dưới tay nghề của một anh trung cấp điện, một board mạch điện tử dùng để ăn cắp xăng, "móc túi" NTD nhanh chóng, dễ dàng ra đời.
Đây là cách ăn cắp xăng phổ biến nhất mà nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn thường sử dụng. Cách này đơn giản bởi mua linh kiện về để lắp đặt, chế tạo ra board mạch điện tử nhằm “móc túi” NTD không hề khó khăn. Chỉ với trên dưới 200.000 đồng, người ta có thể mua đầy đủ các linh kiện để có thể thực hiện hành vi gian lận, bao gồm: tụ điện, điện trở, biến áp, bộ vi xử lý và những linh kiện, phụ điện đi theo nó như nguồn, thạch anh, một số mạch giao tiếp cơ bản…
Nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu cũng dễ dàng tìm được người chế tạo ra board mạch điện tử này bởi theo thầy Ánh: “Mấy ông thợ lâu năm, lành nghề trong công nghệ sửa chữa ti vi ở chợ Trời đều có thể nghiên cứu, sáng tạo ra được chỉ trong một thời gian ngắn”.
Cách thứ hai là thay đổi chương trình trong bộ điều khiển trạm bơm. Ưu điểm của cách này là không thay đổi phần cứng, sử dụng công nghệ hiện đại, lắp đặt cực kỳ kín đáo, rất khó để cơ quan chức năng có thể phát hiện. Người “ăn cắp” xăng dầu chỉ cần chỉnh sửa chương trình điều khiển phần mềm theo ý muốn, cây xăng sẽ tự động nhân tỷ giá.
Tuy nhiên, cách này đơn giản trong cách ăn cắp nhưng lại khó trong việc can thiệp vào chương trình. Bởi hiện nay, tại Việt Nam, phần lớn các cây xăng của Việt Nam đều được nhập từ nước ngoài về, vì thế toàn bộ chương trình nằm trong bộ vi xử lý đã được mã hóa. Mà chương trình đã mã hóa này hoàn toàn do người lập trình quản lý, người Việt Nam không có mã nguồn để xử lý. Do đó, để ăn cắp theo cách này đòi hỏi người phá khóa (mật mã) phải có “tay nghề”, yêu cầu kỹ xảo nhiều hơn là kiến thức.
Làm thế nào để NTD không bị “móc túi”
Theo phản ánh của nhiều khách hàng, hầu hết người dân ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước đều rất bức xúc vì số lượng cây xăng gian lận ngày một nhiều thêm.
Anh Nguyễn Quốc Oai (Ba Đình, HN) bày tỏ: "Tôi thường xuyên đi công tác qua nhiều tỉnh, thấy hiện tượng gian lận rất phổ biến. Thủ đoạn đơn giản nhất là lợi dụng sự sơ ý của khách hàng, nhân viên bán xăng không cột số về số 0 mà tiếp tục bơm xăng cho người khác. Hoặc nhanh tay, nhanh mắt gạt lẫy ngừng bơm khi chỉ số giá tiền chưa đủ số lượng xăng cho khách”.
|
Những con chip dùng để gian lận trong đong đếm xăng dầu (Ảnh: Q.A) |
Trong buổi trao đổi với PV, TS. Nguyễn Hồng Quang (ĐH Bách Khoa HN) cũng tỏ ra trăn trở với những bức xúc của NTD, bản thân ông cũng đôi ba lần đã là “nạn nhân” của tội gian lận, ăn cắp xăng dầu. TS. Quang nói: “Chuyện này xảy ra rất nhiều năm, ở miền Nam cũng như miền Bắc. Vụ việc được phát hiện lần này ở Hà Nội lại tiếp tục gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng gian lận, ăn cắp của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này".
Bức xúc của NTD sẽ vẫn còn tồn tại mãi nếu như các cơ quan chức năng không đưa ra được các biện pháp quản lý chặt chẽ, nghiêm túc. Nếu chỉ trừng trị 1, 2 chủ doanh nghiệp xăng dầu bị phát giác vẫn chỉ như "muối bỏ biển", vẫn còn hàng nghìn NTD chịu “nạn” móc túi trắng trợn. Đứng về góc độ NTD, người dân không thể cản nổi sự dối trá với cách gian lận quá dễ dàng, tinh vi và rất rẻ như vậy. Thiết nghĩ, nên chăng, chúng ta nên đề nghị các cây xăng lắp thêm thiết bị chống lại chuyện gian lận này”.
Về ý tưởng lắp thêm thiết bị “chống trộm” này, TS. Quang cho rằng: Để làm thiết bị này không dễ nhưng cũng không quá khó, có thể chống được, thậm chí chống tốt là đằng khác.
Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét kĩ lưỡng bởi khi can thiệp vào mạch vi xử lý để chống việc gian lận xăng, cuối cùng anh vẫn phải đảm bảo yếu tố chất lượng, số đo chuẩn xác. Nếu không làm tốt thì rất có thể “gậy ông lại đập lưng ông”, cây xăng gian lận lại quay ra đổ tội ngược lại, do chính hệ thống lắp đặt này vào gây ra gian lận, sai trái. Như thế, sự việc sẽ nguy hiểm hơn. Chính vì vậy, để giải quyết triệt để việc gian lận cần sự đồng ý và thử nghiệm, kiểm tra của các cơ quan chức năng nhà nước.
Một board mạch điện tử “ăn cắp” xăng có giá bao nhiêu?
|
Tại chợ Trời (Hà Nội), mặc dù chưa có một cửa hàng nào công khai bán bộ board mạch được thiết kế chuyên dụng cho việc ăn cắp xăng dầu bởi lẽ đây là hàng cấm. Tuy nhiên, một không khí mua bán giao dịch “ngầm” vẫn diễn ra sôi nổi giữa những người có nhu cầu và những người sẵn sàng cung cấp dịch vụ “môi giới” cũng như buôn bán trang thiết bị.
Một đồng nghiệp cho biết, sau một hồi lân la dò hỏi, anh được một người môi giới cho xem một loạt ảnh về các loại chip "ma", áp dụng những công nghệ tiên tiến rồi rôm rả mời chào: Hai cục loại mới nhất, đều là hàng Đài Loan. Một loại dùng điều khiển từ xa để chỉnh số sẽ bắn xung trực tiếp vào chíp điều khiển của cột xăng. Và một loại liên kết với máy tính để điều khiển bằng phần mềm, điều chỉnh tỉ lệ phần trăm thêm bớt, vừa kín đáo nhưng lại rất dễ sử dụng.
Về giá cả, “hữu nghị” là 9,5 triệu đồng cả công lắp đặt không thêm bớt. Nếu xuôi thì họ sẽ mang đến tận nơi để lắp đặt. Bảo hành 6 tháng.
Theo TS. Nguyễn Hồng Quang, giảng viên bộ môn Tự động hóa của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội: “Ngoài thị trường chợ đen, nếu giá đắt thì có thể là do tiền công trả cho người đầu tiên ngồi viết phần mềm với nhiều mày mò nghiên cứu. Chứ nếu chỉ tính riêng phần linh kiện, giá chỉ dừng lại ở khoảng 500.000 đồng. Tôi nghĩ ngoài thị trường, nếu có bán, giá của board mạch này khoảng vài triệu là hợp lý”.
|