Sử dụng hiệu quả công cụ quản lý giá
04/09/2013 8:13:00 SATin trong nước

Dự thảo thay thế Nghị định 84 được xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến có chọn lọc, bảo đảm tính kế thừa trên nguyên tắc Nhà nước kiểm soát giá.

Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 3-9, vấn đề điều hành giá xăng, dầu, điện vẫn luôn thu hút sự quan tâm của báo giới hơn cả.

Nghị định mới sẽ không quá mới

Trả lời về việc khi giá xăng dầu thế giới giảm thì chậm giảm giá trong nước, khi giá thế giới tăng thì doanh nghiệp được tăng ngay, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, giải thích theo cơ chế thị trường, giá thế giới tăng giảm thì trong nước cũng tương tự nhưng điều hành xăng dầu không chỉ dừng lại ở việc tăng giảm tức thì mà còn sử dụng các công cụ thuế, phí.

“Tính từ thời điểm điều chỉnh giá gần đây (22-8), đã hơn 10 ngày nhưng liên bộ vẫn chưa điều chỉnh ngay. Chính cách điều hành tính bình quân 30 ngày giữ cho việc không phải giá lên thì lên ngay, giảm thì giảm ngay. Nếu như vậy thì tổng số lần phải điều chỉnh rất nhiều; giảm rất dễ nhưng thực tế là giá xăng dầu tăng là chủ yếu. Liên bộ vẫn tiếp tục theo dõi diễn biến giá thế giới nhưng không được hiểu là giá thế giới lên xuống là tăng giảm ngay bởi như thế giá sẽ tăng rất nhiều lần trong thời gian qua. Việc tính giá xăng dầu căn cứ bình quân 30 ngày chứ không tính 10 ngày hoặc 20 ngày để điều chỉnh khiến nhiều người hiểu nhầm” - ông nói.

Theo ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, việc tính giá xăng dầu căn cứ bình quân 30 ngày chứ không tính 10 ngày hoặc 20 ngày để điều chỉnh khiến nhiều người hiểu nhầm. Ảnh: HTD

Nói về dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 84, ông Quyền cho biết dự thảo đang được Bộ Tư pháp thẩm định trước khi hoàn chỉnh trình Chính phủ. Tư tưởng nhất quán của ban soạn thảo là kiên định dần theo thị trường và giá do Nhà nước kiểm soát, không trao hoàn toàn việc điều hành giá cho doanh nghiệp.

“Nhà nước sẽ không từ bỏ “vũ khí” quản lý giá. việc điều hành xăng dầu sẽ tiệm cận với thị trường hơn nhưng ở mức nào, thời điểm điều chỉnh ra sao vẫn do liên bộ quyết định. Câu chuyện không phải là giá hôm nay bao nhiêu mà quan trọng là tạo cho doanh nghiệp có sức sống, sức cạnh tranh và 10 năm sau để Nhà nước có thể rút dần khỏi vai trò của mình trong điều hành giá” - ông Quyền cho biết.

Cũng theo ông, nghị định mới không có nghĩa là hoàn toàn khác với Nghị định 84. Đây chỉ là biện pháp điều chỉnh kỹ thuật văn bản, trên cơ sở tiếp thu ý kiến có chọn lọc, bảo đảm tính kế thừa trên nguyên tắc Nhà nước kiểm soát giá. Dự kiến trong tuần này, Bộ Tư pháp sẽ có công văn phản hồi thẩm định dự thảo nghị định mới.

Giá cả tháng 9 sẽ tăng nhẹ

Cũng tại buổi họp báo, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, cho biết lần tăng giá điện 5% vừa qua đã gây tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) với mức tăng 0,12%. Việc này cũng tác động đến các ngành sản xuất công nghiệp như thép thương phẩm tăng 0,04%, phôi thép 0,03%, sợi 0,55%, bia 0,88%… Tuy nhiên, Cục cho rằng đây là mức tăng trung bình, giá sản phẩm tăng hay không còn phụ thuộc vào việc tiết kiệm của từng ngành.

Bước sang tháng 9 này, các hồ thủy điện tại miền Trung và miền Nam sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn mùa lũ; các hồ thủy điện miền Bắc cũng đã được bổ sung lượng nước đáng kể sau giai đoạn lũ chính vụ. Do đó khả năng phát điện của các nhà máy thủy điện trên cả nước có thể sẽ ở mức cao.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Bộ Công Thương, giá cả hàng hóa trên thị trường trong tháng 9 có xu hướng nhích lên do các nguyên nhân như đang trong mùa mưa bão, ảnh hưởng từ giá hàng hóa thế giới, nhu cầu một số hàng hóa cao hơn trong dịp tết Trung thu và giai đoạn chuyển mùa. Tuy nhiên, do nguồn cung hàng hóa vẫn đang đáp ứng tốt nhu cầu, trong khi sức mua chưa được cải thiện nhiều nên giá các hàng hóa sẽ không tăng đột biến. Mặt bằng giá tháng 9 so với tháng 8 sẽ chỉ tăng nhẹ.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
20.300
Xăng RON 95 - III
19.760
Xăng E5 RON 92 - II
18.940
Dầu DO 0,05S 17.040
Dầu DO 0,001S - V 17.470

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 19/9/2024

Giá dầu thô Brent