Trong chuyên đề cấp bù lỗ tại các đầu mối nhập khẩu xăng dầu giai
đoạn 2006-2008, KTNN đã phát hiện một số đầu mối nhập khẩu xăng dầu áp
dụng mức chiết khấu bán hàng cao hơn quy định; tại một số thời điểm Nhà
nước tăng giá bán, một số đơn vị vẫn bán theo giá cũ; hạch toán sai chi
phí, phân bổ chi phí không đúng đối tượng; chưa tính toán đầy đủ các
khoản thu, chi hoạt động khác liên quan đến kết quả kinh doanh mặt hàng
dầu… KTNN đã kiến nghị điều chỉnh giảm số lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu
đề nghị Nhà nước cấp bù trên 1.025 tỉ đồng.
Ngoài ra, việc ban hành chính sách quản lý hoạt động, kinh
doanh xăng dầu và cấp bù lỗ các mặt hàng dầu của cơ quan quản lý nhà
nước chưa đảm bảo công bằng bình đẳng giữa các doanh nghiệp; chưa điều
chỉnh mức thù lao đại lý, tổng đại lý phù hợp với thực tiễn; hệ thống
định mức hao hụt đã lạc hậu đến nay chưa được sửa đổi, bổ sung; việc
giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu chưa gắn với các doanh nghiệp được cấp
quota…
Theo KTNN, chính sách giá bán chưa quy định đầy đủ nội dung và giữa
các điều kiện còn mâu thuẫn, một số nội dung quy định chưa rõ ràng.
Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện đối với các doanh nghiệp
xăng dầu đầu mối, các đại lý, tổng đại lý không thường xuyên, thiếu
chặt chẽ.
Tại chuyên đề kiểm toán về đề án bồi thường, di dân, tái định cư
thủy điện Sơn La cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao, nơi ở
mới và đời sống hiện tại của đồng bào tại các khu, điểm tái định cư còn
nhiều khó khăn, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Chính phủ.
Bên cạnh đó, tiến độ di dân, bố trí tái định cư còn chậm (tỉnh Điện
Biên đến hết năm 2008 mới hoàn thành 41% chỉ tiêu Chính phủ giao);
nhiều khu vực, điểm tái định cư hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, thiếu
nước sạch, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đường xá đi lại chưa thi
công. KTNN cũng phát hiện năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư còn hạn
chế, công tác nghiệm thu khối lượng chưa đảm bảo quy định; kết quả kiểm
toán đã kiến nghị giảm trừ 27,96 tỉ đồng.
KTNN cũng đã phát hiện việc chấp hành quy định về mua bán hàng dự
trữ quốc gia năm 2008 chưa đúng, dẫn đến lượng dự trữ một số mặt hàng
cứu hộ, cứu nạn chưa đáp ứng chiến lược dự trữ quốc gia đến năm 2010,
chưa đủ để đáp ứng yêu cầu khi có nhiệm vụ bất thường.
Một số đơn vị chưa kịp thời triển khai mua tăng hàng hóa dự trữ quốc gia theo kế hoạch phải đề nghị chuyển
nguồn để thực hiện trong năm 2009; chưa thực hiện đúng quy trình
bảo quản, cấp hàng khắc phục hậu quả thiên tai thiếu về số lượng, không
đúng chúng loại: Bộ NN&PTNN cấp thiếu 27.000 liều vắc-xin, cấp lúa
giống sai chủng loại…
Theo đánh giá của KTNN, đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải
quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy giai đoạn 2003-2008 chưa
hiệu quả, bởi tỉ lệ người học văn hóa, học nghề và được giải quyết việc
làm trong thời gian được quản lý tập trung không nhiều. Các khóa học
nghề chủ yếu là ngắn hạn nên khả năng tìm việc làm của người sau cai
nghiện khi tái hòa nhập công đồng thấp, chỉ có 6.169/30.000 người có
việc làm, chiếm tỉ lệ 20,6%.
Về chuyên đề quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai
đoạn 2006-2008, KTNN cho biết các địa phương được kiểm toán đều chưa thu
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, khai thác khoáng sản; thu
phí nước thải công nghiệp không kịp thời, chưa quản lý chặt chẽ đối
tượng nộp. Việc chi cho sự nghiệp môi trường không đạt tỷ lệ theo quy
định; sử dụng nguồn thu phí được để lại không đúng mục đích…
Doanh nghiệp phản ánh chưa đúng doanh thu, chi phí
Theo báo cáo của Bộ
Tài chính tổng dư nợ nước ngoài của quốc gia đến hết năm 2008 là
26.211,1 triệu USD, tương đương 432.324 tỉ đồng (bằng 29,3% GDP). Tổng
dư nợ của Chính phủ là 492.875 tỉ đồng, bằng 33,4% GDP.
Theo kết quả kiểm
toán tại các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính, ngân hàng,
hết năm 2008, tổng nguồn vốn của 20 tổng công ty được kiểm toán là
137.464 tỉ đồng. Trong đó nợ phải trả là gần 87 nghìn tỉ đồng; hệ số nợ
phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân 1,8 lần.
Nguồn vốn kinh doanh
ở hầu hết các đơn vị đều tăng trưởng so với các năm trước, thể hiện qua
việc quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, một số đơn vị
lại hoạt động chủ yếu dựa trên vốn chiếm dụng, vốn vay nên tình hình tài
chính thiếu ổn định.
Cụ thể, hệ số phải
trả trên vốn chủ sở hữu năm 2008 của Tổng công ty Xây dựng công trình
giao thông 6 là 30,53 lần; Tổng công ty xây dựng công nghiệp VN 16,47
lần; Tổng công ty cà phê VN 3,36 lần; Tổng công ty Hàng không VN 3,09
lần.
KTNN cũng cho biết, hầu hết doanh nghiệp phản ánh chưa đúng doanh thu, chi phí
|