Đầy rẫy mối lo
Trong danh sách 30 cây xăng bị kiến nghị di dời dokhông đảm bảo yếu tố an toàn PCCC và 8 cây xăng bị kiến nghị phải nângcấp sửa chữa thì cây xăng ở số 2 phố Giảng Võ “có mặt” ở cả hai danhsách này. Giảng Võ là tuyến phố có nhiều cửa hàng chuyên gia công, sảnxuất và buôn bán các loại sắt thép. Dọc con phố này thường xuyên có thợđem sắt ra hàn, cắt khiến tàn lửa bay tứ tung, nhiều khi còn bắn cả rađường.
Khoan bàn tính đến việc cây xăng có trước hay nghềkhoan cắt sắt có trước, một điều có thể khẳng định: Sự tồn tại, hoạtđộng của cây xăng số 2 Giảng Võ như hiện nay là hết sức nguy hiểm! Nằm ởkhu vực trung tâm nên cửa hàng xăng số 2 Giảng Võ lúc nào cũng đôngkhách. Và không ít người khi ra vào cây xăng này phải giật mình vì ngaygần đó lại có một cửa hàng hàn sắt hoạt động gần như 24/24h. Thêm vàođó, diện tích cửa hàng xăng quá nhỏ, nên vào giờ tan tầm, khu vực nàythường xuyên xảy ra ùn ứ do khách mua xăng tràn xuống lòng đường xếphàng.
Một tình trạng tréo ngoe khác chúng tôi ghi nhận tạicây xăng ngã năm Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông - Hàn Thuyên. Hôm trungtuần tháng 7 vừa rồi, Trung tá Dương Minh Hữu - Trưởng CAP Phạm Đình Hổ,quận Hai Bà Trưng đang trong ca trực thì nhận được thông tin của ngườidân: “Có một tốp thợ đang khoan tường ngay trong khuôn viên cây xăng”.Khi Trung tá Hữu cùng tổ công tác CAP Phạm Đình Hổ đến hiện trường, đãghi nhận thông tin trên là chính xác. CAP đã yêu cầu tốp thợ trên dừngngay việc hàn, tìm giải pháp khác đảm bảo an toàn hơn. “Đấu lưng” vớicây xăng là một quán bia hơi khá đông khách.
Bác Định, nhà ở phố Hàn Thuyên cho biết: “Tôi thường đitập thể dục ở vườn hoa gần đó và luôn chứng kiến cảnh khách hàng ngồiăn nhậu, phì phèo thuốc lá rồi vứt tàn thuốc ngay dưới chân. Thử hỏi,nếu chẳng may khách vứt điếu thuốc đang hút dở, gặp cơn gió mạnh thổisang… cây xăng thì hậu quả sẽ nguy hiểm đến chừng nào?”. “Nóng” khôngkém 2 cây xăng trên là “cột” xăng 233 Khâm Thiên, quận Đống Đa (có têntrong danh sách cây xăng không đảm bảo an toàn PCCC).
Sở dĩ chúng tôi gọi nó là “cột” xăng, vì nếu đi trênđường sẽ rất khó nhận ra đây là địa điểm bán xăng, bởi nó nằm xen lẫnvới khu dân cư đông đúc. Một hộ dân gần “cột” xăng trên kể: “Do nằm sátnhà dân nên cứ vào mùa hanh khô là mùi xăng bốc lên nồng nặc. Bên cạnhđó, do cây xăng có diện tích bé, nhiều khi khách đông phải đứng trànxuống đường gây nên cảnh tắc đường vào những giờ cao điểm. Nếu xảy ratai nạn thì nguy cơ cháy nổ rất cao”.
Quá trình thực tế, chúng tôi ghi nhận công tác đảm bảoan toàn phòng, chống cháy nổ tại nhiều cây xăng còn đang bị xem nhẹ. Tạicác cây xăng đều có treo biển cấm hút thuốc, cấm sử dụng điện thoại diđộng và khách mua xăng phải tắt máy khi vào đổ xăng. Nhưng trên thực tế,rất ít người dân thực hiện nghiêm túc những quy định này. Và phía nhânviên bán xăng cũng không hề có động thái nhắc nhở.
Đừng tìm cách “đổ lỗi”
Để được phép hoạt động, các cây xăng đều phải tuân thủquy định kinh doanh xăng dầu mà cơ quan quản lý đặt ra. Thế nhưng cànghoạt động lâu, những điểm kinh doanh xăng dầu này càng xa dần nhữngnguyên tắc đảm bảo an toàn và “tiến đến” nguy cơ cháy, nổ. Các vi phạmchủ yếu như hộ dân sinh sống gần đó cơi nới, lấn chiếm xây dựng côngtrình, không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC.
Một số cửa hàng xăng dầu chưa được đơn vị chủ quản quantâm đến công tác PCCC, dẫn đến việc tổ chức thực tập phương án chữacháy còn mang tính hình thức, nội quy quy định sơ sài, chưa sát với tìnhhình thực tế. Hồ sơ theo dõi quản lý công tác PCCC không được bổ sungcập nhật thường xuyên; hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật khác cóliên quan đến công tác PCCC bị xuống cấp, hỏng hóc nhưng chưa được sửachữa, khắc phục...
Đặt vấn đề “Trách nhiệm thuộc về ai?”, trước tình trạngđáng lo ngại ở nhiều điểm bán xăng, chúng tôi chỉ nhận được sự đùn đẩytrách nhiệm. Một đại diện Sở Công Thương cho rằng, do thành phố chưa cóquy hoạch về hệ thống bán xăng dầu; nhiều cây xăng được quy hoạch cáchđây từ 10 đến 15 năm, nên công tác quản lý gặp khó khăn.
Tâm lý đùn đẩy trách nhiệm càng thể hiện rõ nét giữacác đơn vị kinh doanh xăng dầu và chính quyền cơ sở. Đơn cử như hiệntượng các công trình dân sinh “bao vây” cây xăng; phía nhà cung cấp xăngdầu luôn cho rằng cây xăng có trước, nhà dân có sau. Việc người dân xâydựng lấn chiếm hành lang an toàn cây xăng thuộc trách nhiệm của chínhquyền cơ sở.
Không chịu “kém”, nhiều địa bàn cho rằng nhà dân cótrước, cây xăng hình thành sau, nên không thể ngăn người dân xây dựnggần cây xăng. Có lẽ chính vì quan điểm này mà không ít chính quyền cơ sởvà cấp có thẩm quyền đã cấp giấy phép cho các hộ cá thể kinh doanh, sảnxuất các mặt hàng dễ cháy có nguy cơ phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệtngay sát các cửa hàng xăng dầu, vi phạm về khoảng cách an toàn PCCC.
“Nếu các cửa hàng kinh doanh xăng dầu không thực hiệnviệc di dời, nâng cấp, UBND thành phố cần giao Sở Công Thương chủ trì,phối hợp với CATP, UBND các cấp xử lý, đình chỉ theo quy định của phápluật, tránh nguy cơ có thể xảy đến với cộng đồng”, đề xuất trên của CATPcần được triển khai sớm.