Đưa dần mặt hàng xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường
20/05/2013 7:57:00 SATin trong nước

NDĐT- Việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP (Nghị định 84) ngày 15-10-2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu vẫn còn một số ý kiến về các vấn đề như điều chỉnh thời gian tăng giá, việc nên hay không bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu... Tuy nhiên, mục tiêu đưa mặt hàng xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước là không thay đổi.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng nội dung sửa đổi Nghị định 84 vẫn chưa tạo được sự thay đổi mang tính đột phá so với nghị định cũ.

Vẫn là thời gian 10 ngày cho việc điều chỉnh tăng giá

Tại Nghị định 84 đã quy định thời gian tăng giảm giá, theo đó, khi giá thế giới biến động, thời gian tăng giá tối thiểu là 10 ngày và thời gian giảm giá tối đa 10 ngày.

Còn Dự thảo Nghị định 84 sửa đổi lại đề nghị thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa 15 ngày đối với trường hợp giảm giá.

Về điều chỉnh này, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương Võ Văn Quyền cho rằng, cách tính này có ưu điểm là cho phép bám sát diễn biến và thực hiện đúng theo biến động giá thế giới. Tuy nhiên, ông Quyền đánh giá cách điều chỉnh này đã khiến cho biên độ biến động giá quá dày.

Chính vì thế, ông Quyền nhìn nhận, mục đích của việc kéo giãn thời gian điều chỉnh giá từ 10 ngày lên 15 ngày như trong Dự thảo nhằm làm cho biên độ tăng giảm giá trong nước giãn ra; tuy nhiên, đây mới chỉ là dự kiến và có thể có những phương án khác tối ưu hơn.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại dầu khí Đồng Tháp cho rằng, giá thế giới dao động liên tục nên thời gian 15 ngày điều chỉnh giá là quá xa.

Và ông Dũng đề nghị: “Thời gian điều chỉnh giá 10 ngày là phù hợp”. Ngoài ra ông Dũng băn khoăn, nếu DN lỗ nặng thì lấy gì để bù? Trong khi đó, quyết định tăng thuế thì nhanh nhưng giảm thuế lại rất chậm!

Theo ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa), chúng ta cần điều chỉnh hợp lý làm sao hài hòa lợi ích ba bên giữa Nhà nước, DN và người tiêu dùng.

Có nên “giải tán” Quỹ bình ổn giá?

Về việc hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đang còn nhiều bất cập, ông Ruệ cho rằng, việc quy định tại Điều 26 việc trích lập Quỹ bình ổn thông qua giá bán lẻ là thiếu hợp lý. Quy định không làm rõ các nguyên tắc quản lý và quy mô lẫn việc sử dụng Quỹ.

Theo ông Ruệ, chúng ta quá lạm dụng Quỹ bình ổn để điều tiết giá bán lẻ, gây ra những cú sốc không cần thiết, gây bức xúc trong xã hội và chưa tạo được đồng thuận của người dân.

Ông Ruệ cũng cho biết, nhiều chuyên gia cũng ý kiến nên chăng bỏ Quỹ bình ổn giá!

“Cần xem xét lại, trong cơ chế thị trường có cần Quỹ này hay không?” - Ông Nguyễn Thế Dũng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại dầu khí Đồng Tháp ý kiến.

Ông Dũng cũng cho biết, Quỹ bình ổn giá tại các DN luôn luôn âm trong nhiều năm nay.

Lật lại vấn đề, ông Dũng cho rằng nếu vẫn cần Quỹ thì nên quy định ở mức độ nào. Theo cơ chế thị trường thì cần như thế nào, trong khi xu hướng hiện nay giá thế giới biến động khó lường, nếu khi giá quá cao thì quy định lấy Quỹ ở đâu?

Không nên đẩy giá quá cao sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng - Ông Dũng đề nghị.

Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho rằng Quỹ bình ổn giá được lập ra là khẳng định sự quản lý Nhà nước, tuy nhiên việc sử dụng Quỹ này như thế nào và quy mô của Quỹ ra sao.

Cần quy định quy mô Quỹ và giới hạn theo doanh thu, theo đó khoảng 0,5% doanh thu bán lẻ xăng dầu - Ông Bảo đề nghị.

Ngoài ra, ông Bảo cũng đề xuất đổi tên thành “Quỹ dự phòng dao động lớn” mới đúng ý nghĩa và sự vận hành của nó đối với DN.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.080
Xăng RON 95 - III
20.520
Xăng E5 RON 92 - II
19.340
Dầu DO 0,05S 18.500
Dầu DO 0,001S - V 18.610

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 21/11/2024

Giá dầu thô Brent