Theo
các đánh giá, BP cần thêm 60 tỉ USD nữa đề bồi thường thiệt hại cho các
nạn nhân. Tập đoàn này đang tìm cách thu hút các công ty dầu mỏ và các
quỹ tài chính ở Trung Đông tham gia từ 5 - 10% trong cổ phần BP.
Đại gia châu Á dòm ngó
Thông tin về việc các ông lớn như ExxonMobil, Shell, Chevron, hay
Gazprom, Total quan tâm đến BP đã làm giá cổ phiếu của BP trên thị
trường London lấy lại được 1/3 từ điểm thấp nhất vào cuối tháng 6.2010.
Báo chí Trung Đông cũng cho biết công ty tài chính của các vương quốc
dầu mỏ trong khu vực đang tính toán các khoản đầu tư chiến lược vào BP.
Vụ tràn dầu trên vịnh Mexico đã khiến BP lâm vào khó khăn
Trong khi đó, các công ty dầu khí của
Trung Quốc như PetroChina, Sinopec, Cnooc vốn đang ráo riết tìm kiếm
nguồn dầu khí cũng quan tâm đối đến BP. Các công ty này đã đầu tư hơn 19
tỉ USD trong năm 2009 và nhịp độ đầu tư này không giảm sút vào năm
2010. Vào tháng 5.2010, PetroChina từng thông báo đầu tư 60 tỉ USD ra
nước ngoài trong 10 năm tới. Tuy nhiên, phản ứng từ Trung Quốc là tương
đối “khéo léo”. PetroChina chỉ thể hiện sự giúp đỡ BP về mặt kỹ thuật
nhằm đối phó với thảm họa tràn dầu.
Theo Financial Time, PetroChina sẽ không mua lại tài sản của BP nhưng
chú ý đến hoạt động liên doanh. Cnooc thì nhắm nghía 60% cổ phần của BP
trong công ty năng lượng Pan American Energy của Argentina.
Bán nhưng không thua thiệt
Hôm 20.7, BP đã nhượng lại cho công ty dầu khí Apache (Mỹ) 7 tỉ USD tài
sản. Trước đó, BP cũng đã nhượng lại phần tài sản 289 triệu USD ở Mỹ cho
công ty đồng hương Magellan Meadstream Partners với các giàn khoan khai
thác mỏ dầu trữ lượng 7,8 triệu thùng ở Cushing (Oklahoma), và 160 km
đường ống dẫn dầu của BP tại khu vực Bắc Mỹ.
Trong hai ngày tới, BP sẽ công bố kết quả kinh doanh quý hai. Báo cáo dự
kiến sẽ mang đến cho thị trường các chỉ số giúp đánh giá chính xác hơn
các tài sản của BP, cũng như các chi tiết đầu tiên về cuộc điều tra nội
bộ dàn khoan cho dàn khoan Deepwater Horizon trên giếng Macondo.
Theo nhiều chuyên gia, Một số ngân hàng cũng cho cho rằng BP không rơi
vào thế bán gấp tài sản. Các tài sản được chuyển nhượng không thuộc phần
tài sản chiến lược của BP. Các tài sản tại Pakistan và Việt Nam trị giá
1,7 tỉ USD vừa được rao bán hôm 20.7 cũng được cho là thứ yếu đối với
BP. Phần chuyển nhượng cho Apache có trữ lượng đã giảm. Một số mỏ đang
là mục tiêu tấn công của các tổ chức môi trường. Thỏa thuận với Apache
đã giúp giá cổ phiếu của BP tăng trên 3% trên thị trường chứng khoán
London ngay ngày hôm sau.
Tuy nhiên, kế hoạch nhượng lại tài sản sẽ gây khó khăn cho BP trong mục
tiêu tăng trưởng 1-2% trong giai đoạn 2008-2015, do các địa điểm khai
thác trên chiếm 2% sản lượng của BP.