Tôi là kế toán cho doanh nghiệp xăng dầu. Các bạn có biết 1 lít xăng hoa hồng là bao nhiêu không? Tối đa chỉ là 350 đồng 1 lít, còn những lúc giá thế giới tăng mà nhà nước không cho tăng thì hoa hồng là 100 đồng, thậm chí có lúc lấy ở đầu mối bằng với giá bán lẻ luôn.
Hoa hồng đó là chưa bao gồm tiền thuế, nhân công, điện, nước, hao hụt. Tôi nói với các người bạn của tôi về vấn đề này thì không một ai tin cả. Họ nói 1 lít xăng lời tối thiểu 1.000 đồng. Nhưng doanh nghiệp tôi làm một ngày bán 2.000 lít, tổng cộng là lãi 700.000 đồng. Trừ tất cả các chi phí thì một ngày lời được khoảng 200.000 đồng. Bỏ ra gần 2 tỷ đồng để đầu tư nhưng tiền lãi một tháng chỉ được 6 triệu đồng thì làm sao mà sống đ
Những lúc căng thẳng, bán 1 lít xăng lỗ 200 đồng. Nếu bán thì càng bán càng lỗ, nếu nghỉ thì quản lý thị trường rút giấy phép kinh doanh. "Trên đe dưới búa" như vậy, ai hiểu và thông cảm cho doanh nghiệp?
Có người nói xăng lên là cây xăng thêm thu nhập. Nhưng các bạn à, các bạn có biết rằng chênh lệch đó là để tái đầu tư, mua nguồn hàng chứ doanh nghiệp hoàn toàn không hưởng trọn.
Ví dụ, xăng 20.000 đồng 1 lít, sau đó lên 2.000 đồng thành 22.000 đồng 1 lít. Các bạn tưởng doanh nghiệp "ăn' trọn số tiền 2.000 đó à? Không đâu, cần đóng thuế 35% của khoản 2.000 đồng đó.
Đồng ý là sẽ có những con sâu là rầu nồi canh. Nhưng các bạn đã bao giờ suy nghĩ tại sao họ lại làm như vậy không? Thuốc lá lên vài nghìn một gói, bia lên vài chục ngàn một thùng, người mua không than trách gì cả. Nhưng xăng dầu lên thì mọi người lại than trách doanh nghiệp. Xăng dầu là nhập từ nước ngoài về nên chúng ta phải chịu giá của họ.
Ngoài ra xăng dầu phải chịu sự giám sát của 6 cơ quan chức năng, lâu lâu là mời đám cưới, ăn nhậu, tiệc tùng. Nhìn những lúc hoa hồng xuống thấp, và được các cơ quan chức năng "mời" đi ăn uống mà bữa cơm của gia đình chủ của tôi cắt giảm dần, nhiều khi tôi cũng thấy buồn.
Các bạn cũng nên đứng nhìn một cách khách quan nhất, đừng đứng về một bên mà phán xét như vậy nữa.
Các bạn nhìn hóa đơn, cộng tất cả tiền lại là ra số vốn, sau đó lấy giá bán lẻ nhân với số lượng hàng rồi trừ cho số vốn là ra hoa hồng. Lấy hoa hồng đó trừ cho 35% thuế, rồi tiền điện, hao hụt, nhân công sẽ ra số tiền lãi của doanh nghiệp.
Thật sự là doanh nghiệp chúng tôi mệt mỏi lắm rồi! Các doanh nghiệp đầu mối ở trên thì không chịu cấp xăng dầu. Nếu có cấp thì hoa hồng lúc này là 150 đồng, tiền phí vận chuyển là 30 đồng 1 lít, còn lại là 120 đồng, các loại thuế là 35% là 42 đồng, thuê nhân công là 80 đồng, điện nước là 30 đồng cuối cùng chúng tôi lỗ 35 đồng/lít.
Đó chưa kể là chi phí phát sinh như hao hụt, bị các xe bồn hút bớt, và nhiều lý do khác nữa. Tính ra mỗi lít xăng chúng tôi lỗ 200 đồng! Có những lúc mà đầu mối cung cấp không kịp hàng, nếu đóng cửa sẽ bị quản lý thị trường rút giấy phép kinh doanh. Chúng tôi đành bấm bụng đến các cây xăng nhà nước để lấy hàng với giá bán lẻ về để bán. Tính ra như vậy, mỗi lít xăng chúng tôi lỗ 400 đồng.
Có lúc, cơ quan chức năng nói là doanh nghiệp lãi mấy ngàn đồng một lít xăng. Tôi xin khẳng định một điều là chưa bao giờ hoa hồng của các doanh nghiệp vượt quá con số 800 đồng.
Vậy, số tiền chênh lệch đó đã đi đâu? Thật sự là doanh nghiệp chúng tôi không hề muốn xăng lên giá. Chúng tôi chỉ muốn một điều duy nhất là thị trường ổn định và hoa hồng được tính một cách thỏa đáng nhất.
Bỏ ra 2 tỷ đồng mở cửa hàng, 23.000 đồng/lít xăng. Nhưng hoa hồng tối đa chỉ 800 đồng/lít. Ngoài ra còn phải có biết bao nhiêu tiền phải chi khác thì doanh nghiệp chúng tôi đúng như câu nói "trên đe, dưới búa".
(Nguồn: Do độc giả Nguyễn Tiến Hưng phản ánh trên trang VnExpress.net)