Thời gian qua, các chính sách điều hành
giá xăng dầu đều đặt mục tiêu hướng tới thị trường. Nhưng do những xung
đột lợi ích của các bên liên quan, cộng với những tác động khó lường của
thị trường xăng dầu thế giới khiến các chính sách đề ra đều chưa đạt
được mục tiêu này.
Đẩy mạnh cạnh tranh
Theo TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Hà Nội, muốn
có thị trường xăng dầu, không cách nào khác là phải đẩy mạnh tính cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp. Trước hết, cần thực hiện càng sớm càng tốt
thị trường hóa việc cung cấp xăng dầu.
Hiện nay, đã có hơn 10 doanh nghiệp cung cấp nhưng vẫn thuộc thành phần
kinh tế Nhà nước. Cần cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế khác có đủ điều kiện được tham gia vào lĩnh vực phân phối này,
bao gồm cả thị trường bán buôn, bán lẻ.
Đối với các doanh nghiệp, Nhà nước phải yêu cầu công khai đấu thầu giá
mua, giá bán theo đúng quy định pháp luật của hoạt động đấu thầu. Đặc
biệt, phải kiểm soát giá mua gốc không bị làm giá, bảo đảm giá trung
bình thấp của thế giới, có tính cạnh tranh và không phương hại đến lợi
ích của người dân. Do áp lực của dư luận, các doanh nghiệp đã thực hiện
công bố giá cơ sở trên các trang web nhưng cần kiểm tra về tính chính
xác của các thông tin này. Ví dụ, có thời điểm, các doanh nghiệp liên
tục kêu lỗ với mức khác nhau nhưng thông tin này không có ai kiểm chứng.
Hiện nay, Nhà nước vẫn ấn định mức lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp.
Khi thị trường thực sự có cạnh tranh, giá bán lẻ sẽ do doanh nghiệp tự
quy định. Đó mới là giá thị trường thực sự.
Một yếu tố rất quan trọng khác, cơ quan quản lý phải đưa ra tiêu thức về
chất lượng đối với dịch vụ cung cấp xăng dầu theo tiêu chuẩn doanh
nghiệp tự công bố. Đó là cung cấp các loại xăng đúng thành phần, đong
đếm đủ số lượng. Những hiện tượng gian lận trong bán lẻ xăng dầu gần đây
khá phổ biến nhưng không có biện pháp giải quyết triệt để, như thế cũng
là một hình thức tăng giá bán bất hợp lý, không bảo đảm quyền lợi của
người tiêu dùng.).
|
Nên thực hiện càng sớm càng tốt thị trường hóa việc cung cấp xăng dầu. (Ảnh minh họa). |
Sai lầm lớn: Không CPH Petrolimex
Nhiều chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định: Sai lầm lớn của cơ quan
quản lý trong cơ chế điều hành giá xăng dầu là không cổ phần hóa (CPH)
Petrolimex, để doanh nghiệp này chiếm lĩnh đến 60% thị phần.
Nhập nhằng
Về vấn đề an ninh năng lượng
quốc gia, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng phải tách nhiệm vụ dự trữ quốc
gia khỏi hoạt động kinh doanh của Petrolimex. Hiện nay, doanh nghiệp và
cả cơ quan quản lý đang nhập nhằng giữa hai nhiệm vụ này. Khi doanh
nghiệp lỗ thì đổ thừa cho thực hiện nhiệm vụ dự trữ chiến lược an ninh
năng lượng, giá đầu vào cao vẫn phải nhập khẩu.
|
TS Nguyễn Quang A phân tích: Muốn có
cạnh tranh, không được để một doanh nghiệp độc quyền. Nếu Petrolimex vẫn
giữ khoảng 60% thị phần, tổng số doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh
xăng dầu có tăng đến số 100 thì cũng không có ý nghĩa. “Không bắt buộc
phải xé nhỏ các công ty. Vì có một quy tắc, công ty lớn có lợi thế tiết
kiệm theo quy mô, nghĩa là quy mô lớn thì nó lớn hoạt động hiệu quả hơn.
Cho nên không cần đến hơn 10 doanh
nghiệp tham gia thị trường, chỉ cần tập trung vào khoảng 3 đầu mối. Ba
doanh nghiệp này độc lập với nhau, không thuộc sự quản lý của một bộ chủ
quản. Mỗi doanh nghiệp nắm khoảng 30%-35% thị phần. Khi đó, Nhà nước có
thể sử dụng tối đa các công cụ thị trường để buộc các doanh nghiệp này
phải hoạt động có hiệu quả. Lúc đó cũng hạn chế được các biện pháp can
thiệp hành chính” - TS Nguyễn Quang A nói.
Theo các chuyên gia, công bằng mà nói, vấn đề CPH Petrolimex, giảm phần
vốn nắm giữ của Nhà nước tại doanh nghiệp này cũng đã được đặt ra. Tuy
nhiên, mục tiêu này chưa thực hiện vì nhiều nguyên nhân, trong đó có lý
do rất quan trọng là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
TS Nguyễn Quang A nhận xét nếu vấn đề này không được nhìn nhận khách
quan, vô hình trung sẽ biến doanh nghiệp thành công cụ của cơ quan quản
lý, thay vì để doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh như lý do nó
được sinh ra. Cũng vì nguyên nhân này, việc CPH Petrolimex được xem là
quá khó khăn, phức tạp và chậm tiến độ.