VN nên chủ động mua lại 1,3 tỷ USD của BP
25/07/2010 7:52:00 SATin trong nước

“VN vẫn có điều kiện để có thể chủ động mua lại toàn bộ, rồi kêu gọi vốn đầu tư và liên doanh khác, lúc bấy giờ là quyền của VN”.

Đó là phương án Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) đưa ra liên quan đến vụ chuyển nhượng khối tài sản 1,3 tỷ USD của Tập đoàn Dầu khí BP (Anh) tại Việt Nam.

Khối tài sản mà BP giao bán đều là liên quan đến khai thác mỏ, sản xuất điện, thuộc lĩnh vực an ninh năng lượng, tài nguyên quốc gia. Vậy thưa ông, đây có thể coi như một thương vụ mua bán bình thường?

a
Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI). Ảnh: Báo CôngThương.

Vấn đề an ninh năng lượng của quốc gia là vấn đề của quốc gia, mình không có ràng buộc cái gì. Khi chấp nhận cho BP vào liên doanh thì không có ràng buộc gì về an ninh năng lượng quốc gia, nên điều đó cũng có nghĩa là không bắt buộc người ta phải tuân thủ.

Vấn đề đó không phải là điều kiện khi liên doanh nên quyền chuyển nhượng của người ta là vấn đề thương mại hoàn toàn bình thường, như một thương vụ bình thường.

Như vậy, thì các đối tác nếu ai mua cũng có thể được?

Theo tôi, liên quan đến người mua sắp tới thì cũng là vấn đề thương mại. Mua về làm kinh doanh nên phải có sự đồng thuận. Thực chất, nó như hình thức của một công ty TNHH, nếu mình có điều kiện thì mua lại, còn nếu không thì người ta cũng có quyền chuyển nhượng ra bên ngoài.

Còn đối tác mua sắp tới, thực ra mà nói không nằm trong chính sách. Khi không ràng buộc thì người ta có quyền chuyển nhượng cho bất cứ công ty nào. Còn chuyển nhượng nếu mình có điều kiện thì mua, không có điều kiện thì sắp tới người ta có quyền chuyển cho bên thứ ba nào khác.

Tuy nhiên, trong TNHH muốn chuyển nhượng vốn ra ngoài thì phải hỏi đối tác trong cùng liên doanh của mình và bán cho đối tác đó trước. Nếu đối tác đó không mua hoặc không mua với giá mình đưa ra thì được quyền bán ra bên ngoài. Song, bán ra bên ngoài cũng phải với điều kiện thương mại là không được bán thấp hơn giá bán cho các đối tác.

Vậy việc chuyển nhượng của BP có phải tuân theo điều kiện nào không, thưa ông?

Đã gia nhập WTO không được phân biệt đối xử, vấn đề ở đây cũng là thương mại bình thường chứ không có cái nào để trong trường hợp nói là an ninh quốc gia là thuộc chủ quyền hoàn toàn. Nếu thuộc chủ quyền quốc gia hoàn toàn thì sẽ để nhà nước VN có quyền quyết định có thể bán cho ai hay liên doanh với ai.

Nếu điều kiện liên doanh không đặt ra không được rút vốn, chuyển nhượng vốn thì BP có quyền chuyển nhượng. Còn họ chuyển nhượng cho ai thì đều phải tuân theo điều kiện của WTO.

Vậy phương án VN nên đặt ra với thương vụ này như thế nào?

Khi lựa chọn BP làm đối tác liên doanh, tôi đánh giá là một lựa chọn tốt về giá trị thương hiệu vì họ là tập đoàn lớn, có kinh nghiệm, có thương hiệu và có ảnh hưởng lớn. Việc chuyển nhượng này chẳng qua là do họ có những khó khăn đặc biệt, là sự kiện bất khả kháng là tràn dầu ở Vịnh Mexico. Đây chỉ là câu chuyện của tình huống đặc biệt.

Vì lý do đặc biệt phải rút ra, vấn đề xử lý còn lại là rất khó để lựa chọn đối tác thay thế. Tuy nhiên, mình vẫn có điều kiện để có thể chủ động mua lại toàn bộ, rồi kêu gọi vốn đầu tư và liên doanh khác, lúc bấy giờ là quyền của VN. Thực chất đây không phải là mình chuyển nhượng mà mình mua trước.

Đấy có thể coi là một phương án, nhưng vấn đề là điều kiện tài chính, công nghệ có cho phép không. Cái này phải tính toán cụ thể.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.080
Xăng RON 95 - III
20.520
Xăng E5 RON 92 - II
19.340
Dầu DO 0,05S 18.500
Dầu DO 0,001S - V 18.610

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 21/11/2024

Giá dầu thô Brent