Đây là thông báo mới nhất của Bộ Tài chính tại văn bản 8984 ngày 21-7. Như vậylà DN đã được quyền chủ động đối với giá bán xăng dầu và điểm khác duynhất, thay vì trong vòng 10 ngày, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phảidãn cách các đợt tăng giá bán lẻ tối thiểu 30 ngày.
Bộ Tài chính cũng ấn định mức xả quỹ bình ổn cố định đối với xănglà 500 đồng/lít, dầu hỏa và dầu diesel 400 đồng/lít trong thời gian bìnhổn giá, thay vì tối đa 500 đồng/lít xăng dầu như trước đây.
Theo quy định tại Nghị định 84, các DN đã được phép “điều chỉnh”giá xăng dầu theo mật độ 10 ngày một lần. Tuy nhiên, sau khi Nghị địnhnày “đi vào cuộc sống”, hầu hết các chuyên gia kinh tế đều nhìn nhận“quy định 10 ngày” chính là nguyên nhân khiến giá xăng tăng với mật độdày đặc. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận: Họ (các DN xăng dầu)tăng thì nhiều giảm thì ít. Khi tăng thì thường tăng tương ứng hoặc caohơn mức tăng thế giới nhưng khi giảm thì không bằng. Mặt khác, dù Nhànước chỉ cho phép tăng trong một ngưỡng nhất định đối với mỗi lần tăng,thế nhưng các doanh nghiệp đã khôn khéo lách luật bằng cách mật độ tăngdày hơn. Kết quả là họ vẫn tăng và giảm giá theo ý muốn của họ. “Quyđịnh 10 ngày” còn gần như vô hiệu hóa việc sử dụng Quỹ bình ổn bởi theonghị định 84, Quỹ bình ổn chỉ được sử dụng khi mức tăng giá trên 7%.Thực tế cho thấy, giá cơ sở chỉ vừa tăng, DN đã tăng giá bán lẻ.
Còn nhớ trong năm tháng liên tiếp, từ tháng 10-2009 đến tháng2-2010, giá xăng đã được điều chỉnh tăng tới 4 lần, trong khi chỉ giảm 1lần. Một mật độ mà tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 3-2010,Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cũng thừa nhận là quá dày, thậm chí còn tăngcao hơn giá thế giới. Bộ trưởng Phúc cũng cho đây là một thiếu sót vàChính phủ sẽ rút kinh nghiệm điều hành.
Với quy định mới, khi thời gian giữa hai lần điều chỉnh liền nhautối thiểu là 30 ngày, thì liệu thị trường có tránh được mật độ tăng dàyđặc?
Câu trả lời là vẫn có thể.
Đáng chú ý là giá trị tuyệt đối trong mỗi lần tăng giá sẽ rất lớnvà nguy cơ gây sốc thị trường hoàn toàn có thể xảy ra bởi vì cái gốc làsự hợp lý hay không hợp lý trong việc tăng giá và mức tăng trong mỗi đợttăng giá lại hoàn toàn do DN giữ thị phần chi phối quyết định.
Bà Phạm Chi Lan nhận xét nguyên nhân của tình trạng tăng nhiều,giảm ít là do thiếu yếu tố cạnh tranh. “Mặc dù đã có 11 doanh nghiệpkinh doanh xăng dầu nhưng chỉ riêng Tổng Công ty Xăng dầu (Petrolimex)đã chiếm tới hơn 60% thị phần. Trong khi đó theo quy định thì một doanhnghiệp chỉ cần nắm trên 35% thị phần đã là chi phối”.
Sự độc quyền của Petrolimex, với hệ thống đại lý hùng hậu và mứcchiết khấu cao đã khiến tất cả các DN còn lại, chỉ với 40% thị phần đãluôn phải chạy theo định hướng giá của họ. Chạy theo từ mức chiết khấu,cho đến mức tăng, số lần tăng, thậm chí cả thời điểm tăng giá. Trong khiđó, dù Bộ Tài chính đã yêu cầu công khai công thức tính giá nhưng việchọ có nắm được giá thực hay không lại là chuyện khác. Một bằng chứng dễnhận thấy là trong đợt tăng giá xăng ngày 21-2, đã có tới 3 quan điểmnhìn nhận về giá xăng. DN cho rằng họ vẫn lỗ. Một lãnh đạo Cục Quản lýgiá cho rằng mức tăng hợp lý. Một vị lãnh đạo khác, cũng của Cục Quản lýgiá lại khẳng định DN đầu mối đã lãi 200 đồng/lít.
Vì vậy “Quy định 30 ngày” liệu có hợp lý hơn “Quy định 10 ngày”?Bởi cái gốc của vấn đề vẫn ở chỗ thị trường xăng dầu Việt Nam, dù đượccoi là thị trường, theo cơ chế thị trường, nhưng vẫn chưa phải là thịtrường cạnh tranh thực sự.