Cứ 10 ngày, xăng có thể tăng 1.500 đồng/lít
10/08/2012 3:04:00 CHTin trong nước

Bộ Tài chính đang chuẩn bị dự thảo sửa đổi Nghị định 84 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Chỉ Petrolimex chịu quy định khống chế giá? Ảnh: Chí Cường

 
 Đây có thể là cơ hội để khắc phục những bất cập trong cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay. Với Nghị định 84, hiện cứ mỗi chu kỳ 10 ngày, doanh nghiệp có thể tăng giá đến 1.500 đồng/lít xăng RON 92.
 
Giới hạn mức tăng cho… vui?

Đã có sự thay đổi trong cách điều hành giá xăng dầu của Liên bộ Tài chính – Công Thương kể từ đợt điều chỉnh giá ngày 21/6. Liên Bộ không còn đứng ra thông báo giá bán lẻ xăng dầu cụ thể như các lần điều chỉnh giá trước đó. Thay vào đó, các doanh nghiệp đầu mối tự công bố giá bán lẻ các loại xăng dầu của mình.

Những thay đổi này bắt nguồn từ Công văn số 8412 ngày 21/6 của Bộ Tài chính do Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa ký. Tại Công văn này, Liên bộ Tài chính – Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối: “Thực hiện quyền quyết định giá trong biên độ và tần suất điều chỉnh giá theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu”.

Biên độ mà “thương nhân đầu mối được quyền tăng giá bán lẻ tương ứng” theo Nghị định 84 là trường hợp “các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi bảy phần trăm (≤ 7%) so với giá bán lẻ hiện hành”. Tần suất theo quy định hiện hành là “tối thiểu là mười (10) ngày dương lịch đối với trường hợp tăng giá”. Trong những lần tăng giá gần đây, các doanh nghiệp đã vận dụng triệt để tần suất “tối thiểu” này. Với giá bán lẻ xăng RON 92 là 21.900 đồng/lít hiện hành, về nguyên tắc, nếu giá xăng dầu nhập biến động mạnh, doanh nghiệp có thể tăng giá đến 1.533 đồng/lít trong 10 ngày, kể từ 1/8 - thời điểm tăng giá xăng dầu gần nhất. Như vậy, với tần suất 10 ngày và biên độ thấp nhất đến 7% như hiện nay, thì việc giới hạn mức tăng liệu còn có ý nghĩa? Liệu kẽ hở này có được bịt lại trong lần sửa đổi Nghị định 84 này?
 
Những câu hỏi bỏ ngỏ?

Đến nay, người dân đã dần quen với việc giá xăng dầu lên xuống thường xuyên, cũng không lạ cơ chế “giá thị trường” với mặt hàng xăng dầu. Lần tăng giá xăng dầu ngày 1/8 đã có một số doanh nghiệp điều chỉnh muộn hơn thời điểm 14 giờ ngày 1/8 của Petrolimex. Tuy nhiên, cơ chế giá thị trường với xăng dầu hiện nay ra sao? Tại sao cả 11 doanh nghiệp đầu mối lại cùng tăng, giảm một mức giá, trong khi tình hình lỗ, lãi, mức giá, phí nhập khẩu khác nhau?

Trong đợt tăng giá xăng dầu ngày 1/8, Petrolimex đã tăng giá xăng RON 92 đến 900 đồng/lít, sau khi đã tăng giá 400 đồng/lít, 11 ngày trước đó, ngày 20/7. Việc điều chỉnh này, đã được chấp thuận của Liên bộ Tài chính - Công Thương tại Công văn số 10235 ngày 1/8, với ý kiến: “Việc doanh nghiệp đăng ký giá để điều chỉnh giá trong biên độ cho phép theo thẩm quyền là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành” và yêu cầu doanh nghiệp “tự chịu trách nhiệm về quyết định giá và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp”.


Trên thị trường xăng dầu hiện nay, Petrolimex chiếm khoảng 55% thị phần. Mười doanh nghiệp đầu mối còn lại chia nhau 45% thị phần còn lại, trong đó Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) chiếm khoảng 25% và Sài Gòn Petro chiếm khoảng 8% thị phần. Công văn số 8412 ngày 21/6 của Bộ Tài chính gửi cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối áp dụng cùng một cơ chế điều chỉnh giá theo Nghị định 84.

Khoản 1, Điều 11, Luật Cạnh tranh quy định: “Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể”. Cũng theo Luật Cạnh tranh, các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm: Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới. Quy định “vị trí thống lĩnh thị trường” thực tế đã được áp dụng cho các doanh nghiệp viễn thông. Các doanh nghiệp chiếm thị phần trên 30% như Viettel, MobiFone, Vinaphone phải đăng ký giá cước trước khi điều chỉnh lên Bộ Thông tin và Truyền thông. Áp theo điều khoản này vào thị trường xăng dầu thì chỉ Petrolimex chịu quy định khống chế về giá, như vậy các doanh nghiệp còn lại có thị phần dưới 30% liệu có bị thiệt thòi?

Tuy nhiên, cũng tại Luật Cạnh tranh, Điều 15, Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước quy định, với các doanh nghiệp trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, Nhà nước kiểm soát giá bằng các biện pháp: Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước; Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước. Quy định hạn chế giá, buộc phải đăng ký giá của Nghị định 84 và hướng dẫn của Liên bộ Tài chính – Công Thương áp dụng đồng loạt cho các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối bất kể thị phần có thể được diễn giải theo quy định này? Có hai điểm để phản bác lý lẽ trên: Thứ nhất, xăng dầu không có mặt trong danh mục hàng hóa Nhà nước độc quyền; Thứ hai, xăng dầu không nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo Luật Giá.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.080
Xăng RON 95 - III
20.520
Xăng E5 RON 92 - II
19.340
Dầu DO 0,05S 18.500
Dầu DO 0,001S - V 18.610

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 21/11/2024

Giá dầu thô Brent