Công ty Total khẳng định rằng động thái được đưa ra sau những cấm vận
đơn phương mà Quốc hội Mỹ đã thông qua này có thể trừng phạt các công
ty giao dịch với Iran. Tuy nhiên, những cấm vận này sẽ vẫn phải được
Tổng thống Mỹ Barack Obama ký thành luật.
Mỹ và một số đồng minh cho hay Iran sẽ theo đuổi một chương trình
phát triển vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Tehran khăng khăng rằng chương
trình hạt nhân của họ là vì hòa bình.
Hiện tại, lượng dầu mà Total đã cung cấp cho Iran và thời gian công
ty này ngừng cung cấp dầu cho họ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy
nhiên, tờ Thời báo tài chính (Financial Time) đã trích dẫn lời của các
nhà giao dịch rằng Total đã ngừng cung dầu cách đây một tháng.
Phụthuộc
vào nhập khẩu
Những cấm vận của Mỹ nhằm ngăn chặn các công ty quốc tế đầu tư vào
lĩnh vực xăng dầu của Iran hay các sản phẩm xăng dầu thông qua việc cấm
những giao dịch với nước này tại Mỹ. Những giải pháp này không phải là
một phần trong loạt cấm vận gần đây nhất do Liên hợp quốc phê chuẩn kể
từ khi Mỹ và Nga, cả hai nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực năng lượng của
Iran đã phản đối.
Nhiều công ty khác cũng đã áp dụng hành động tương tự như Total trong
việc thực hiện giải pháp do Quốc hội thông qua. Điển hình, công ty
Repsol của Tây Ban Nha cũng đã khẳng định rằng họ đã rút khỏi một hợp
đồng giành được từ Royal Dutch Shell để phát triển giàn khoan dầu South
Pars tại phía Nam Iran, hãng tin Reuters cho biết.
Theo ông Paul Reynolds - nhà phân tích ngoại giao của Hãng tin BBC,
phương pháp tiếp cận Mỹ này được thiết kế nhằm hướng tới một phần yếu
kém của nền kinh tế Iran. Mặc dù có lượng dự trữ dầu lớn, Iran vẫn không
thể lọc đủ các sản phẩm xăng dầu để cung cấp cho nhu cầu nội địa nên họ
phải phụ thuộc tới 30 – 40% vào nhập khẩu. Tuy vậy, Iran cũng có những
nhà đầu tư và cung cấp khác. Hơn nữa, những ảnh hưởng thực tế của việc
ngừng cung dầu này vẫn chưa rõ ràng.