Nên bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu
20/09/2011 4:05:00 CHTin trong nước

Quỹ BOG tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Hoạt động chủ yếu chỉ là trì hoãn thời điểm tăng giá để rồi cuối cùng vẫn phải tăng giá do quỹ bình ổn có hạn.

Đó là đa số ý kiến của các DN đầu mối xăng dầu cũng như một số cơ quan chức năng khi tham gia hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay” do Bộ Tài chính tổ chức sáng nay (ngày 20/9/2011).

Theo quy định hiện hành, Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) đang được thực hiện trích lập, sử dụng quản lý theo Quy định tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 234/2009/TT-BTC quy định về cơ chế hình thành Quỹ BOG như sau: “Quỹ bình ổn giá được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể, cố định trong giá cơ sở theo quy định tại Khoản 9, Điều 3, Chương I Nghị định số 84/2009/NĐ-CP là 300 đồng/lít (kg) của lượng xăng dầu thực tế tiêu thụ và đượcxác định là một khoản mục chi phí trong cơ cấu gá cơ sở của thương nhân đầu mối. Trong trường hợp cần thiết Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh mức trích lập, thời điểm trích lập Quỹ bình ổn giá cho phù hợp với biến động của thị trường và có thông báo để các thương nhân đầu mối thực hiện”.

Ông Nguyễn Lộc Anh – Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương cho rằng, Quỹ BOG được xác định là một khoản mục chi phí trong cấu thành giá cơ sở của thương nhân đầu mối, được thương nhân đầu mối quản lý, hạch toán vào một tài khoản riêng của thương nhân (theo quy định tại thông tư 2345/2009/TT-BTC) nhưng khi sử dụng lại phải theo quy định của cơ quản quản lý nhà nước là một bất cập, khiến cho thương nhân đầu mối không có tính chủ động trong xử lý Quỹ BOG trong các trường hợp điều chỉnh giá.

Hơn nữa, thực tế trong điều hành kinh doanh xăng dầu thời gian qua cho thấy, trong bất cứ trường hợp nào, dù kinh doanh lỗ hay có lãi, thương nhân đầu mối đều phải trích một khoản cố định 300 đồng/lít,kg vào Quỹ BOG.

Câu hỏi cần phải đặt ra là khi kinh doanh bị lỗ vốn, thương nhân đầu mối vẫn phải trích 300 đồng/lít xăng dầu bán ra vào Quỹ BOG, vậy nguồn lực để trích Quỹ BOG lấy ở đâu ra? Liệu có phải từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hay không? Nếu đúng vậy thì đó là điều hết sức phi lý trong kinh doanh.

Công thức tính giá cơ sở luôn phải kết cấu khoản Quỹ BOG để người tiêu dùng có căn cứ kiểm soát nhưng cần thay đổi cách trích lập cũ bằng cách quy định mức Quỹ BOG hình thành bắt buộc tại doanh nghiệp tính trên doanh thu. Quỹ BOG sẽ được giới hạn, phù hợp với yêu cầu bình ổn và đảm bảo tương quan hợp lý với lợi nhuận của doanh nghiệp – Ông Lộc Anh nói.

Đồng tình với quan điểm này, diễn giả Phan Thanh Hà – Vụ Tài chính tiền tệ - Bộ KH & ĐT cho rằng: Quỹ BOG tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Hiệu quả đối với bình ổn giá là hạn chế trong trường hợp giá thế giới tăng liên tục, chủ yếu chỉ là trì hoãn thời điểm tăng giá để rồi cuối cùng vẫn phải tăng giá do quỹ bình ổn có hạn

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tham gia hội thảo này cũng khẳng định, không cần tồn tại quỹ bình ổn giá xăng dầu. Bởi lẽ theo họ, quỹ bình ổn này dù được trích trong giá xăng dầu nhưng nó chỉ có lợi cho doanh nghiệp trong điều kiện không nhiều biến động. Còn khi thị trường khó khăn, các doanh nghiệp nhỏ không có trách nhiệm bình ổn, cung cấp hàng cho thị trường họ nghỉ bán, còn các doanh nghiệp lớn càng bán càng phải chi ra nhiều nên quỹ càng âm.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
20.300
Xăng RON 95 - III
19.760
Xăng E5 RON 92 - II
18.940
Dầu DO 0,05S 17.040
Dầu DO 0,001S - V 17.470

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 19/9/2024

Giá dầu thô Brent