Đòi hỏi sự sòng phẳng
30/08/2011 7:49:00 SATin trong nước

Cuối cùng thì câu hỏi "bao giờ xăng dầu giảm giá" đã có lời đáp, khi vào ngày làm việc cuối tuần trước, Bộ Tài chính quyết định giảm 500 đồng/lít xăng, 300 đồng/lít dầu.

Ảnh minh họa: Corbis

Tuy nhiên, mức giảm nhỏ giọt không khỏi khiến người dân hẫng hụt và thêm một lần nữa đặt dấu hỏi về sự "tự nguyện giảm giá" của doanh nghiệp xăng dầu, cũng như cơ chế giám sát của cơ quan chức năng.

Ở đây, không cần đề cập nhiều chuyện tăng nhanh, giảm nhỏ giọt, thậm chí "lười" giảm của giá xăng, bởi đó là câu chuyện quá cũ. Song cũng cần một lần nữa phải sòng phẳng với nhau rằng, khi đã áp dụng cơ chế thị trường với giá xăng dầu, thì doanh nghiệp cũng phải tuân thủ "luật chơi" của thị trường: tăng - giảm theo giá thế giới. Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu cũng quy định rất rõ các trường hợp phải giảm giá bán, cũng như được phép tăng.

Quy định đã có, nhưng các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thường quên nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Bởi thế, trong suốt hơn 1 tháng qua, khi giá dầu thế giới giảm, doanh nghiệp vẫn làm ngơ. Cuối tháng 3, đầu tháng 4, khi giá dầu lên tới gần 110 USD/thùng, giá xăng trong nước đột ngột tăng thêm 2.000 đồng/lít, lên mức 21.300 đồng/lít xăng. Mức giá đó kéo dài tới tận thời điểm này, khi giá dầu vào ngày 11/8 chỉ còn 82 USD/thùng và cuối tuần qua đang ở mức trên 85 USD/thùng. Chính Bộ Công thương từng thừa nhận, đã bỏ lỡ cơ hội giảm giá xăng vào tháng 6/2011.

Doanh nghiệp xăng dầu luôn kêu lỗ để được tăng giá xăng. Nhưng thực tế thì sao? Lỗ nhưng vẫn trích hoa hồng cho đại lý 500-700 đồng/lít. Và chắc hẳn, dư luận cũng chưa quên những lình xình xung quanh việc kêu lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng, nhưng khi chuẩn bị niêm yết chứng khoán, lại báo lãi cao gần 1.000 tỷ đồng của Petrolimex thời gian gần đây. Sự thiếu minh bạch trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xăng dầu, cũng như thiếu minh bạch trong cơ cấu giá xăng là lý do khiến chuyện tăng - giảm giá xăng, được gọi là theo cơ chế thị trường, không đủ sức thuyết phục người dân.

Trông chờ hành động tự nguyện giảm giá của doanh nghiệp là rất khó, bởi trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng muốn có lợi nhuận cao. Nhưng xăng không phải là một mặt hàng thông thường. Sự tăng hay giảm của giá xăng tác động lớn tới hàng loạt hoạt động khác của toàn nền kinh tế, thậm chí cả ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó, Nghị định 84/2009/NĐ-CP cũng đã quy định rất rõ, giá xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Vì thế, trong chuyện giá xăng dầu, vai trò giám sát của cơ quan nhà nước, mà ở đây cụ thể là Bộ Công thương và Bộ Tài chính là rất quan trọng. Nếu đã đòi hỏi ở người tiêu dùng sự sòng phẳng, thì doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước cũng phải sòng phẳng với người dân.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.080
Xăng RON 95 - III
20.520
Xăng E5 RON 92 - II
19.340
Dầu DO 0,05S 18.500
Dầu DO 0,001S - V 18.610

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 21/11/2024

Giá dầu thô Brent