Quỹ Bảo trì đường bộ: Đề xuất thêm phương án 4
15/08/2011 9:51:00 SATin trong nước

Đề án xây dựng Quỹ Bảo trì đường bộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng dù mới chỉ là dự thảo nhưng đã gây nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận.

Nếu thực hiện theo Đề án của Tổng cục Đường bộ, sẽ phải tốn hàng trăm tỷ đồng để xóa đi những trạm thu phí hiện có

Đề án này đưa ra ba phương án. Phương án 1 là thu cùng một lúc ba loại phí, trực tiếp thu theo đầu phương tiện cơ giới đường bộ: Đối với ô tô thu 180.000 đồng/tháng, xe máy 80.000 đồng/xe/năm, dự kiến sẽ được khoảng 5.987 tỉ đồng/năm. Các phương tiện còn bị thu phí qua giá xăng dầu với mức phí là 1.000 đồng/lít xăng và 170 đồng/lít dầu diesel, đồng thời vẫn chịu lệ phí từ các trạm thu phí như hiện nay.

Phương án 2, sẽ thu từ xe ô tô 180.000 đồng/ tháng, không thu đối với xe máy, mức phí xăng dầu là 1.000 đồng/lít xăng và 330 đồng/lít dầu diesel, đồng thời tiếp tục duy trì trạm thu phí. Phương án 3, thu trực tiếp từ đầu phương tiện cơ giới đường bộ theo các mức phí ở phương án 1. Số tiền nếu thiếu sẽ được cấp bổ sung từ ngân sách trực tiếp vào quỹ.

Năm 2010, Tổng Cục đường bộ cũng đã trình một bản đề án xây dựng quỹ bảo trì đường bộ nhưng sau khi bị dư luận phản đối đã phải tạm dừng. Bên cạnh đó, nếu thực hiện đề án sẽ rất “vướng” vì các trạm thu phí BOT. Tại nhiều tuyến đường đầu tư theo phương thức BOT, đặc biệt là các dự án tuyến tránh quốc lộ, Bộ GTVT đã cho phép nhà đầu tư được thu phí cả tuyến chính. Nay nếu phải dời trạm thu phí về các tuyến đường BOT thì sẽ vi phạm hợp đồng đã ký, thêm nữa, các nhà đầu tư rất khó để hoàn vốn.

Bên cạnh đó, có những ý kiến cho rằng, cần phải làm rõ tính hợp lý và các cơ sở để thành lập quỹ. PGS.TS Phạm Xuân Mai (ĐH Bách khoa TP.HCM) cho rằng đề án thu phí lập quỹ bảo trì đường bộ của Tổng cục Đường bộ chưa giải đáp được các câu hỏi cơ bản như lý do thu, đối tượng sử dụng quỹ... Ông Mai cho rằng, hiện nay nguyên nhân chính khiến cầu đường nhanh xuống cấp là do quá trình đầu tư, thi công, giám sát có vấn đề; vì vậy, bắt người dân phải trả tiền cho việc quản lý đầu tư lỏng lẻo là điều bất hợp lý. Cũng vì lý do này, lời cam kết của Tổng Cục đường bộ về chất lượng đường sẽ được nâng cao một khi có quỹ sẽ là điều khó khả thi.

Theo chúng tôi, việc xây dựng Quỹ Bảo trì đường bộ là cần thiết bởi có như vậy mới chủ động được nguồn kinh phí cho công tác duy tu, bảo dưỡng đường. Nhưng nếu cách triển khai không hợp lý thì sẽ lại đẻ ra một bộ máy cồng kềnh để quản lý, duy trì quỹ dẫn đến hiệu quả thấp; việc xử lý những tồn tại cũng tiêu tốn những khoản kinh phí không nhỏ- đó là điều cực kỳ lãng phí. Vậy nên tại sao không “đơn giản hóa” quỹ này trong khi chưa cần thiết phải chuyển đổi gây sốc, đồng thời cũng tiết kiệm được một phần kinh phí để xóa bỏ những trạm thu phí hiện có?

Trên thực tế, mặc dù hiện nay chưa có Quỹ Bảo trì đường bộ nhưng hàng năm Nhà nước vẫn phải cấp ngân sách cho công tác này. Mặt khác, trên hầu khắp các tuyến đường bộ quan trọng đều đã có hệ thống các trạm thu phí đang hoạt động, đồng thời mỗi lít xăng dầu người mua đều đã chịu phí (1.000 đồng/lít xăng, 500 đồng/lít dầu).

Vì vậy, việc chuyển nguồn thu từ phí xăng dầu và nguồn thu từ các trạm thu phí đường bộ (trừ trạm thu phí trên các tuyến BOT) để xây dựng Quỹ Bảo trì đường bộ mà không tổ chức thu thêm khoản nào khác nữa- có phải là giải pháp hợp lý?

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
20.300
Xăng RON 95 - III
19.760
Xăng E5 RON 92 - II
18.940
Dầu DO 0,05S 17.040
Dầu DO 0,001S - V 17.470

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 19/9/2024

Giá dầu thô Brent