Các doanh nghiệp đòi hỗ trợ xử lý lỗ giống Petrolimex
04/08/2011 8:37:00 SATin trong nước

SaigonPetro cho rằng cần hỗ trợ cho các DN đầu mối giống Petrolimex vì giai đoạn này, tất cả cũng đang làm nhiệm vụ bình ổn giá như nhau.

Đáng lẽ giá thế giới giảm, giá xăng dầu trong nước cũng phải giảm nhưng, các doanh nghiệp đang ôm khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng trước đó do bình ổn. Rốt cục, dù giá thế giới giảm nhưng giá xăng dầu Việt Nam vẫn không thể giảm hơn.

SaigonPetro cho hay, 5 tháng đầu năm, họ đã lỗ tới 80 tỷ đồng. Đây là kết quả kinh doanh dựa trên cơ sở mặt hàng xăng dầu đã được bù đắp từ Quỹ bình ổn tới mức bù có lúc cao kỷ lục là 1.400-2.300 đồng/lít, kg (từ ngày 10-24/2). Chưa kể khi đó, quỹ kỳ thực đã tiêu sạch hết số dư, việc sử dụng quỹ là theo kiểu "ghi nợ" nên khoản lỗ thực sự của SaigonPetro lớn hơn rất nhiều lần so với 80 tỷ đồng.

Trước đó, hôm 31/7, Petrolimex cũng tuyên bố đã lỗ khoảng 2.000 tỷ đồng do phải giữ giá bình ổn trong 5 tháng đầu năm.  Hôm 20/6, Bộ Tài chính có văn bản cho biết Nhà nước sẽ có cơ chế xử lý khoản lỗ do Petrolimex phải thực hiện bình ổn giá. Nhưng, chính đại diện Petrolimex cho hay cơ chế xử lý cụ thể từ nguồn nào thì không rõ.

Phía SaigonPetro cho hay nếu đúng là Bộ Tài chính có một cơ chế để hỗ trợ cho Petrolimex thì các doanh nghiệp đầu mối khác cũng đòi hỏi Bộ phải hỗ trợ xử lý lỗ. Vì giai đoạn này, tất cả các doanh nghiệp đều làm nhiệm vụ bình ổn giá như nhau.

Theo công bố từ Bộ Tài chính, tính từ 22/10/2010 đến ngày cuối cùng ngừng xả quỹ là 24/2/2011, sau 3 lần nâng mức sử dụng Quỹ bình ổn, mức xả ra là 6.396 tỷ đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho hay, một phần lớn trong khoản này là "tiền bình ổn ảo".

Trong thời gian này khó lòng giảm giá xăng dầu do thuế nhập khẩu xăng và dầu mazut vẫn đang là 0%. Doanh nghiệp luôn sợ nếu giảm giá xong, Bộ Tài chính lại bất ngờ cho tăng thuế thì doanh nghiệp lại bị lỗ.

Thậm chí, giờ đây việc giảm giá xăng dầu còn bị xếp là thứ yếu. Quan điểm điều hành của cơ quan quản lý là ưu tiên doanh nghiệp có lãi và việc khôi phục thuế trước. Do vậy, thay vì giảm giá bán lẻ, Bộ Tài chính đã tăng thuế nhập khẩu dầu Diesel và dầu hỏa thêm 5%, đồng thời, bắt phải tăng mức trích quỹ lên 100 đồng/lít đối với xăng từ ngày 10/6.

Trong một bối cảnh bùng nhùng về cơ chế như vậy, chuyện tháng 6 hay thời gian tới, giá xăng dầu thế giới có giảm thì với doanh nghiệp xăng dầu, sẽ chẳng liên quan gì tới việc phải giảm giá trong nước. Nguyên tắc thị trường như Nghị định 84 quy định đã gần như không còn ý nghĩa với xăng dầu vì Nhà nước luôn có dư địa lớn để can thiệp mạnh tay.

Cái mà người dân luôn nhìn thấy, đó là giá xăng dầu Việt Nam không thuận theo chiều của thế giới, giảm nhỏ giọt và tăng đột biến. Trong khi phía doanh nghiệp lại cho rằng, họ luôn chịu oan.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
20.300
Xăng RON 95 - III
19.760
Xăng E5 RON 92 - II
18.940
Dầu DO 0,05S 17.040
Dầu DO 0,001S - V 17.470

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 19/9/2024

Giá dầu thô Brent