'Doanh nghiệp xăng dầu không thể 'cãi' lệnh Bộ'
31/05/2010 1:20:00 CHTin trong nước

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã trao đổi với PV. VietNamNet xung quanh câu chuyện quản lý giá xăng hiện nay.

Sẽ nhắc doanh nghiệp tính lại giá cơ sở

PV: Thưa ông, ông có ý kiến gì khi các doanh nghiệp (DN) kêu Bộ Tài chính “ép” DN giảm giá vô lý?

Đúng là, DN chưa đủ lợi nhuận định mức, nên họ không chủ động giảm giá, phản ứng căng
Mô tả ảnh.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính (ảnh: Phạm Huyền)
thẳng với Bộ. Nhưng chúng tôi kiên quyết yêu cầu DN phải giảm giá cho người tiêu dùng (NTD).

Tâm lý NTD cần được coi trọng. Một thực tế là, khi thấy giá thế giới giảm, NTD muốn được giảm giá bán lẻ trong nước ngay. Nếu DN chần chừ, dân sẽ thắc mắc. Khi DN đã thu tiền của dân vào Quĩ bình ổn giá xăng dầu rồi thì những lúc giá thế giới giảm, DN phải trả lại cho NTD khoản ấy.

Trong lúc này, NTD cần được ưu tiên hơn. Ngoài ra, giảm giá nhưng bù lại, DN vẫn được tiếp tục hỗ trợ từ Quĩ, đảm bảo DN không lỗ. Nghĩa là Bộ vẫn nghĩ cho DN.

Chúng ta đang ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đâu chỉ xăng dầu, các ngành than, xi măng, giấy, phân bón… nhấp nhổm muốn tăng giá nhưng Bộ cũng yêu cầu giữ giá mà họ đều phải chấp nhận.

PV: Theo Bộ Tài chính, DN tính sai giá cơ sở xăng dầu, ông có ý kiến thế nào về việc này?
 
- Tôi cũng không hiểu Petrolimex tính thế nào mà giá cơ sở lại cao thế! Sự sai lệch giá CIF của Petrolimex so với giá CIF của chúng tôi tính, có thể là do, khi đổi từ thùng sang số lượng lít, DN đã không nhân thêm tỷ lệ qui đổi từ nhiệt độ tiêu chuẩn sang nhiệt độ bình thường (0,9876).

Ngoài ra, nhìn vào bảng giá cơ sở của Petrolimex, có hai yếu tố tôi cũng không nắm đượcl  là chi phí bảo hiểm và vận chuyển xăng dầu từ cảng nước ngoài về cảng Việt Nam là bao nhiêu, cũng như, họ áp dụng tỷ giá nào?

Tuy nhiên, DN muốn tính thế nào thì tính, chúng tôi không lấy đó là căn cứ điều hành thị trường. Theo đúng công thức, các chuyên viên của Bộ tính giá cơ sở hàng ngày rất chặt chẽ, chính xác, thấy dư địa giảm giá được như vừa qua là yêu cầu DN giảm giá ngay.

PV: Vậy, DN tính sai giá, khiến NTD hiểu lầm thì Bộ xử lý thế nào?

- Chúng tôi sẽ nhắc DN xem xét lại những điểm sai lệch này để công bố cho chính xác. Tuy nhiên, công bố giá cơ sở  hay không là quyền của DN. Theo qui định, chúng tôi khuyến khích chứ không bắt buộc DN.

Tôi cho rằng, khi Petrolimex đã công bố giá cơ sở như vậy thì các DN còn lại cũng nên công bố.

Sẽ điều chỉnh lại việc trích Quĩ bình ổn

PV: Thưa ông, tại sao vừa qua, Bộ Tài chính lại vẫn bắt trích tiếp Quĩ khi giá đang lỗ? 

Tính tới thời điểm này, Quĩ bình ổn đã xả ra hơn 500 tỷ đồng. Số dư của Quĩ còn lại là hơn 1.500 tỷ đồng.

- Chúng ta phải tính cho tương lai lâu dài. Kinh tế thế giới đang phục hồi, nhu cầu năng lượng sẽ tăng cao hơn năm trước. Nhiều tổ chức quốc tế đã dự báo giá dầu vào giữa tháng 6 và mùa đông tới, giá xăng dầu sẽ chỉ tăng lên chứ không giảm. 

Tín hiệu giá thế giới đi xuống vừa qua là đáng mừng, nhưng không lơ là được.

Việc tiếp tục trích Quĩ là để đảm bảo tiềm lực của Quĩ được duy trì, có đủ khả năng đối phó với giai đoạn giá xăng dầu có thể lên cao sau này. Nếu không còn nguồn lực này, để giá bán lẻ tăng thì NTD cũng sẽ thiệt.

PV: Tuy nhiên, DN tuyên bố không trích Quĩ bình ổn khi lỗ, ông có ý kiến gì về việc này?

- DN nói thế với báo chí, nhưng không dám nói thế với Bộ Tài chính! Theo Thông tư 234, dù lãi hay lỗ, DN vẫn phải trích Quĩ và đó là tiền của NTD. Trừ trường hợp, giá cơ sở tăng trên 12% sẽ ngừng hoặc giảm mức xả Quĩ.

Vì thế, khoản 300 đồng/lít đó đâu phải là của DN mà DN bảo không trích nữa? Ở đây là Nhà nước bắt buộc DN phải trích, nguyên tắc là thế.

Hàng tháng, Cục Tài chính DN của Bộ đều gửi thông báo, nêu rõ sản lượng tiêu thụ xăng dầu như vậy thì số tiền phải trích Quĩ là bao nhiêu? Cuối năm quyết toán, tôi cho là không có DN nào dám bảo là lỗ, không trích. Làm thế, DN sẽ bị pháp luật sờ gáy ngay.

PV: Nhiều DN kiến nghị phải khống chế qui mô của Quĩ bình ổn chứ không thể bắt NTD đóng Quĩ mãi được. Theo ông, ý kiến này liệu có thuyết phục?

- DN kiến nghị nên trích 2% doanh thu để làm Quĩ thay vì trích như hiện nay. Tôi cũng đồng tình là khi giá cả ổn định, Quĩ không thể lớn mãi mãi được.

Tuy nhiên, muốn tính được qui mô Quĩ bao nhiêu là đủ thì phải có thời gian thực tiễn kiểm chứng đã.

Đến nay, Quĩ bình ổn mới hoạt động được vài tháng, không thể nóng vội mà thay đổi ngay. Đợt sóng đầu, chúng ta đã mất hơn 500 tỷ đồng bù từ Quĩ rồi. Vậy đợt sóng sau, liệu chúng ta sẽ mất 1.000 tỷ đồng hay bao nhiêu thì không ai đoán trước được. Khi đó, liệu 2% doanh thu xăng dầu đã đủ đối phó chưa?

Phải để hết năm nay, trải qua 1-2 đợt sóng biến động giá tăng cao thì mới rút ra được kinh nghiệm.

Chúng tôi đã thống nhất hết năm nay, sẽ nghiên cứu lại cách thức trích Quĩ bình ổn.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.080
Xăng RON 95 - III
20.520
Xăng E5 RON 92 - II
19.340
Dầu DO 0,05S 18.500
Dầu DO 0,001S - V 18.610

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 21/11/2024

Giá dầu thô Brent