Điều hành giá xăng dầu, quyền lợi người tiêu dùng luôn bị xếp sau?
17/06/2011 7:52:00 SATin trong nước

Về các biện pháp điều hành giá xăng dầu, theo ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, thời điểm hiện nay, nên tăng quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG), tạm thời chưa áp thuế nhập khẩu để đến khi thị trường tương đối ổn định trong một chừng mực nào đó sẽ áp thuế mới là hợp lí. Sau cùng, nếu điều kiện cho phép, chúng ta lại tính đến chuyện hạ giá cho người tiêu dùng.

Bộ Tài chính đã quyết định không điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu mà tái áp thuế nhập khẩu và tăng mức trích quỹ bình ổn giá. Xung quanh quyết định này, phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.

Vương Thái Dũng, Phó TGĐ Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.
- Ông đánh giá thế nào về tình hình xăng dầu và cách điều hành xăng dầu hiện nay, thưa ông?

Tôi có quan điểm như thế này, giá xăng dầu trong nước phải hài hòa lợi ích giữa nhà nước – doanh nghiệp (DN) - người tiêu dùng. DN phải có tiền thì mới tái đầu tư sản xuất, Nhà nước phải có tiền thì mới sử dụng được vào những mục đích quốc dân khác. Tôi cho là trong suốt thời gian vừa qua, nhà nước cũng đã hy sinh quyền lợi của nhà nước. DN cũng đã hy sinh lợi nhuận để quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo. Vì thế nên khi giá xăng dầu thế giới giảm, DN bắt đầu có chút ít lãi, chúng ta nên tăng thuế nhập khẩu, trích quỹ bình ổn để đề phòng giá thế giới đảo chiều lên thì chúng ta có thể ứng phó. Tôi cho rằng, cách điều hành như trong thời gian qua là hợp lí.

- Ông vừa nói, giá xăng dầu biến động khôn lường, vậy áp thuế nhập khẩu xăng dầu như vừa qua là hợp lí?

Tôi cho là đây là mặt hàng nhập khẩu, việc áp thuế là đương nhiên vì đó là quyền lợi của nhà nước. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, khi giá cả đang ở giai đoạn bất thường, kể cả tăng hay giảm thì việc áp thuế cũng có cái bất cập của nó.

Hiện nay, giá xăng dầu trong nước vẫn do nhà nước quyết định, DN có tăng hay giảm đều phải thực hiện theo Nghị định 84, bởi vậy, việc điều chỉnh giá không nằm trong tay DN. Nếu giá xăng dầu trên thế giới tăng lên mà ko điều chỉnh kịp thời, thì DN sẽ lỗ, bởi thuế thì bao giờ cũng có độ trễ. Bởi vậy DN luôn bị động và chịu thiệt hại nhiều hơn cả.

Theo tôi, thời điểm hiện nay, nên tăng quỹ BOG, tạm thời chưa áp thuế nhập khẩu để đến khi thị trường tương đối ổn định trong một chừng mực nào đó thì lúc đó áp thuế mới là hợp lí. Áp thuế nhập khẩu cũng là một giải pháp, nhưng không tối ưu bằng việc tăng trích quỹ BOG trước, sau đó tính đến áp thuế nhập khẩu. Sau cùng, nếu điều kiện cho phép, chúng ta lại tính đến chuyện hạ giá cho người tiêu dùng.

- Tuy nhiên, về phía người tiêu dùng họ cho rằng chưa có sự thoả đáng trong cách điều hành giá xăng. Theo ý kiến người tiêu dùng, DN tăng giá thì nhanh, nhưng giảm giá lại chậm. Họ cũng cho rằng lượng nhập khẩu xăng dầu khi giá cao của DN rất lớn, nên DN phải bán hết số hàng đó mới có thể giảm giá cho họ, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Nếu như không có lượng dự trữ 30 ngày thậm chí nhiều hơn thì làm sao cung cấp đủ cho người tiêu dùng, nhất là trong thời điểm khó khăn khi giá xăng dầu tăng cao như mấy tháng trước. Khi giá xăng thế giới giảm thì chúng ta ko thể theo hướng giảm giá, chúng ta ko thể đổ hàng cũ để mua hàng mới về dùng. Không loại trừ có DN, khi giá cao thì người ta không nhập, nhưng khi giá thấp người ta lại nhập nhiều. Chúng tôi thực hiện rất nghiêm túc quy định của nhà nước, nếu không có quy định đó thì không có xăng dầu để bán cho nhân dân, phục vụ sản xuất, chứ chưa nói đến việc lỗ lãi.

Tôi cho rằng khái niệm tăng nhanh giảm chậm có lẽ là hơi cảm tính. Thời gian giảm giá, thời gian điều chỉnh giá theo quy định của nhà nước, theo NĐ 84. chứ DN không thể tự động, nói tăng là tăng ngay. Theo NĐ 84, thời gian điều chỉnh tăng giá cách nhau tối thiểu là 20 ngày còn giảm giá thì không giới hạn về thời gian. Cho nên tăng và giảm đều theo quy định và có luận cứ của nó chứ không phải là chúng ta thích tăng là tăng được.

- Như ông vừa nói, khi giá xăng dầu thế giới cao, Petrolimex tiên phong trong vấn đề dự trữ để bán ra thị trường, nhưng khi giá xăng dầu giảm như hiện nay thì Petrolimex chắc chắn cũng sẽ dự trữ rất nhiều, việc dự trữ này sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho Petrolimex, vậy trong thời gian tới, Petrolimex có nghĩ tới việc đề xuất giảm giá cho người tiêu dùng không?

Tôi muốn nói lại, việc kinh doanh xăng dầu là phải nhập trước, nó cứ quay vòng như thế. Việc nhập khẩu xăng dầu của DN, cơ quan nhà nước đều nắm rất rõ tại cảng, số lượng, thuế má, giá cả… Nếu giá thế giới tiếp tục giảm là điều rất mừng, bởi nếu giá thấp hy vọng đầu ra giảm. Hiện nay nhà nước áp thuế nhập khẩu 3-5%, nhưng có thời điểm là 10-20%. Như tôi đã nói, giá xăng dầu phải hài hòa lợi ích, không thể nói trước được, có thể khi giá xăng dầu thế giới giảm nữa, thì nhà nước lại áp thuế lên thành 10-15%, điều này cũng không thể nói trước được. Tất cả chúng ta đều mong nếu gá tiếp tục giảm để có thể tăng thuế nhập khẩu hoặc giảm giá cho người tiêu dùng.

- Trong khi giá xăng dầu thế giới tăng, DN liên tục đòi tăng giá, khi giá hạ, DN có bao giờ tự đề xuất giảm không?

Chúng tôi rất nhiều lần đề xuất hạ giá, đương nhiên ko phải lần nào hạ hay tăng chúng tôi đều thông báo. Bởi thông tin tăng hay giảm đều có tác động rất lớn và không tích cực đến người tiêu dùng. Nếu rò rỉ thông tin sẽ tăng giá xăng, lập tức tạo ra hiện tượng đầu cơ, người tiêu dùng xếp hàng đợi mua xăng. Còn nếu rò rỉ thông tin giảm giá, bản thân các đại lí, nhà phân phối thay vì mua hàng, họ sẽ ko mua để chờ vài ngày được hạ giá, như thế họ sẽ đóng của hàng, tạo ra tâm lí ko tốt cho người tiêu dùng.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.080
Xăng RON 95 - III
20.520
Xăng E5 RON 92 - II
19.340
Dầu DO 0,05S 18.500
Dầu DO 0,001S - V 18.610

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 21/11/2024

Giá dầu thô Brent