Kiểm tra hệ thống phân phối xăng dầu: Mạnh tay hơn để gỡ rối
26/05/2011 1:57:00 CHTin trong nước

Nếu các biện pháp mạnh không được áp dụng, thì hệ thống phân phối xăng dầu ở khâu bán lẻ dễ rơi vào tình trạng “rối” như thời gian qua.

Hiện cả nước có khoảng 14.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, tổng đại lý chỉ được ký hợp đồng tổng đại lý cho một thương nhân đầu mối. Mỗi đại lý chỉ được làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một tổng đại lý hoặc một thương nhân đầu mối.

Một trong những quy định quan trọng của Nghị định trên liên quan tới việc tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu là cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của tổng đại lý/thương nhân đầu mối phải chịu sự kiểm soát của tổng đại lý/thương nhân đó. DN chỉ được mua bán xăng dầu trong hệ thống của mình.

Ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex phân tích, đây là quy định không mới, có tác dụng ràng buộc trách nhiệm của tổng đại lý/thương nhân đầu mối với hệ thống cửa hàng bán lẻ. Ở chiều ngược lại, các cửa hàng bán lẻ cũng phải chịu sự kiểm soát nhằm tạo ra một hệ thống phân phối xăng dầu minh bạch, đảm bảo lưu thông xăng dầu ổn định, thông suốt từ khâu nhập khẩu tới khâu bán lẻ.

Trên thực tế, trước khi Nghị định 84/2009/NĐ-CP ra đời, Nghị định 55/2007/NĐ-CP cũng đã có quy định này. Tuy nhiên, qua hiện tượng một số cây xăng tự ý ngưng bán hàng thời gian vừa qua, có thể thấy, hiện tượng vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này không có dấu hiệu chấm dứt.

Ông Dũng cho biết, Petrolimex hiện có hơn 6.000 cửa hàng xăng dầu, trong đó hơn 2.000 cửa hàng trực thuộc và 4.000 cửa hàng là các đại lý. Vào thời điểm căng thẳng về nguồn cung hàng trong tháng 3 vừa qua, đại diện Petrolimex khẳng định, không có một cửa hàng nào thuộc Petrolimex bị thiếu hàng, thậm chí, lượng bán hàng ở một số cửa hàng, ở một số địa bàn thuộc Petrolimex còn tăng lên rất cao.

“Điều đó là do nhiều cửa hàng thuộc các hệ thống khác tạm ngừng bán hàng, nên người tiêu dùng dồn về các cây xăng của Petrolimex. Chúng tôi không thể xác định các cây xăng đó thuộc DN đầu mối nào, bởi trách nhiệm kiểm tra thuộc về cơ quan quản lý nhà nước”, ông Dũng phát biểu tại một buổi họp báo của Petrolimex.

Như vậy, việc kiểm tra để có thể xác định nguyên nhân gây thiếu hàng tại một cửa hàng (nếu đúng), để từ đó tìm ra DN đầu mối gây ra tình trạng thiếu xăng dầu là công việc không quá khó.

Song đến thời điểm này, chưa có một DN xăng dầu đầu mối nào phải chịu trách nhiệm để thiếu xăng dầu tại cửa hàng là đại lý của mình.

Theo các DN đầu mối, hiện nay hiện tượng một cửa hàng xăng dầu có thể bán hàng cho nhiều DN đầu mối là có. Nguyên nhân xuất phát từ việc cạnh tranh về mức chiết khấu giữa các nhà phân phối. Do đó, khi xảy ra thiếu hàng cục bộ tại các cửa hàng, việc truy tìm trách nhiệm để thiếu hàng thuộc về DN cung ứng nào bỗng trở nên có phần rối rắm. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xăng dầu, vi phạm này đã có từ lâu, nhưng vẫn chưa chấm dứt.

Hiện nay, cả nước có khoảng 14.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong cả nước. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ gây rối loạn thị trường vẫn xảy ra là do tình trạng các cửa hàng vi phạm chính những quy định của pháp luật (vốn đã rất rõ ràng). Nếu không có biện pháp siết chặt hơn nữa hoạt động của các cửa hàng bán lẻ, hệ thống phân phối xăng dầu rất dễ rơi vào tình trạng bị rối. Nếu nguồn xăng dầu bị đứt cục bộ chỉ tại một vài khu vực thì sẽ gây ra hậu quả khó lường.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
20.300
Xăng RON 95 - III
19.760
Xăng E5 RON 92 - II
18.940
Dầu DO 0,05S 17.040
Dầu DO 0,001S - V 17.470

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 19/9/2024

Giá dầu thô Brent